![]() |
Cách nhớ kiến thức khó, thách thức cả môn Giải phẫu...
Cách đây vài hôm, nếu mở hòm mail ra cùng tôi, bạn sẽ thấy Fususu nhận được một “thách thức”. Một độc giả của Numagician đã hỏi cách nhớ kiến thức khó môn Giải phẫu. Không chỉ hỏi chung chung, mà bạn ấy còn đưa ra một thách thức rất cụ thể, đó là cách nhớ tên và hình dáng các bộ phận phức tạp một cách chính xác.

Tại sao cần biết cách nhớ kiến thức khó?
Nếu tìm hiểu, bạn sẽ thấy Giải phẫu đúng là một trong những môn học khó nhất mà các sinh viên trường Y phải đối mặt. Mặc dù trong giáo trình có rất nhiều hình ảnh, vốn là những thứ dễ nhớ với não bộ nhưng vì quá nhiều những tên gọi lạ hoắc nên nếu không biết bản chất cách nhớ kiến thức khó, thì cũng rất khó áp dụng.
Điều này cũng giải thích tại sao nhiều bạn dù hồi phổ thông có khả năng nhớ tốt, nhưng cứ “học vẹt” thì dù có chăm chỉ hơn cả bầy kiến, thì sau khoảng một tháng thì vẫn “đuối như cá chuối” liền. Blog này Fususu viết không chỉ dành cho các sinh viên Y khoa đang vật lộn với môn này, mà còn cho bất cứ ai đang tìm cách rèn luyện trí nhớ.
Bởi vì nhiều người khi biết nguyên lý ghi nhớ nhanh, thì cảm thấy rất dễ áp dụng để nhớ một danh sách đồ vật, thậm chí là cả bộ bài, v.v…. nhưng các kiến thức ở trường phức tạp thì sao? Cách nhớ kiến thức khó như Giải phẫu này là gì? Liệu có thể áp dụng phương pháp móc treo trí nhớ huyền thoại trong Numagician hay không?
Ví dụ cụ thể cho cách nhớ kiến thức khó môn Giải phẫu
Dưới đây là một “thách thức” nho nhỏ cho bạn, đó là một hình ảnh giải phẫu cắt lớp của bộ não, với 23 chi tiết khác nhau (và những cái tên rất… khùm khoằm). Nhiệm vụ của bạn là không chỉ nhớ tên của chúng, mà còn phải nhớ chính xác vị trí trên hình vẽ.

Quả là không hề đơn giản phải không nào? Nhưng với phương châm “Mọi thứ đều có thể, vấn đề là phương pháp” thì không gì là không thể. Bản chất của cách nhớ kiến thức khó tương tự như trên, là bạn làm 3 việc sau, theo đúng thứ tự này luôn:
1. Giúp bộ não cảm thấy “vui vẻ” với những cái tên khó nhớ đó.
2. Thuộc danh sách 23 cái tên này, theo đúng thứ tự của nó.
3. Thuộc vị trí chính xác của nó trên hình minh họa.
Bước #1 áp dụng cách nhớ kiến thức khó môn Giải phẫu – Giúp bộ não vui vẻ với những cái tên mới lạ
Sở dĩ nhiều bạn thấy “đuối” môn này, là vì có rất nhiều từ ngữ chuyên ngành. Nếu bạn là giáo sư Giải phẫu có hơn 10 năm kinh nghiệm những cái tên như “3. Liềm não” hay “11. Thể chai” với bạn chỉ là chuyện nhỏ, vì bạn đã hiểu chúng, thậm chí thấy chúng nhiều lần trong thực tế. Song với những người mới học, thì đây chẳng khác nào… ngoại ngữ!
Chẳng ai cho tay vào lửa lần thứ hai, thói quen cố hữu của bộ não là “nếu đau lần sau khỏi làm”, còn trong trường hợp này là “nếu khó lần sau khỏi học” luôn. Đó là lý do mà bước #1 áp dụng cách nhớ kiến thức khó là bạn phải giúp cho bộ não “vui vẻ” với những khái niệm mới lạ, bạn phải biến những cái tên trở nên thú vị dễ nhớ.
Thực ra tôi đã viết hẳn một Blog chuyên sâu Cách thuộc tên mọi thứ với bí mật LG tại đây, giúp bạn nhớ tên thuốc, tên tiếng Anh, v.v… còn áp dụng cụ thể trong trường hợp này, với các từ ngữ chuyên ngành thuần Việt thế này, chúng ta phải sử dụng một cách đặc biệt gọi là “Tách từ liên tưởng”.
Một lưu ý là bước này sẽ giúp kiến thức trở nên cực dễ nhớ và có phần “hơi ngớ ngẩn”, thậm chí “không đúng bản chất”. Tuy nhiên, điều quan trọng là giúp cho bộ não cảm thấy vui vẻ. Khi bộ não vui vẻ rồi, tự nó sẽ có hứng thú tìm hiểu bản chất.
Tách từ liên tưởng là gì, cách tốt nhất là bạn hãy xem thực tế Fususu áp dụng cho 10 cái tên khó nhớ đầu tiên.
1. Xương trán –> Liên tưởng tới trán mình lòi ra một khúc xương nhỏ (giống cái sừng) ^^!
2. Hồi trán trên –> Từ “Hồi” có thể liên tưởng tới “hồi hộp”, bạn có thể hình dung một người “hồi” hộp đang ngồi ở “trán trên” của mình.
3. Liềm não –> Liên tưởng một bộ “não” đang cầm cái lưỡi “liềm” (làm tôi nghĩ tới hình ảnh thần chết cute ^^!)
4. Hồi trán giữa –> Người “hồi” hộp lúc nãy đã nhảy sang “trán giữa”
5. Rãnh đai –> Một cái “rãnh” có đầy “đai” lưng (thắt lưng).
6. Đường khớp vành –> Nghĩ tới một con “đường” trên các “khớp”, có một cách “vành” bánh xe đang lăn.
7. ĐM quanh chai –> Nghĩ tới một chú đang “ĐM” đi xung “quanh” một cái “chai” (bạn nghĩ ĐM là gì thế? tôi nghĩ ĐM là đói meo, ha ha).
8. Hồi trước trung tâm –> Người “hồi” hộp đang đứng “trước trung tâm” mua sắm.
9. Vành tia –> Liên tưởng tới một cái “Vành” xe đang bắn ra những “tia” sét
10. Rãnh trung tâm –> Một cái “rãnh” nước ở “trung tâm” thành phố
Thế nào, bạn đã hiểu thế nào là “tách từ liên tưởng” chưa? Đơn giản là bạn tách từng từ đó ra làm các chữ, và xem mỗi chữ có thể liên tưởng tới một chữ nào khác để tạo ra hình ảnh dễ nhớ hay không. Đây cũng chính là cách mà đạo diễn của chương trình “đuổi hình bắt chữ” chế tạo ra các hình ảnh thú vị đấy ^^!
Bây giờ, bạn hãy thử áp dụng cho các cái tên còn lại xem sao nhé! (Nếu có ý tưởng hay, lát bạn nhớ comment)
11. Thể chai
12. Hồi sau trung tâm
13. Não thất bên (đám rối mạch mạc)
14. Rãnh sau trung tâm
15. Xương đỉnh
16. Hồi xương viền
17. Hồi trước chêm
18. Hồi góc
19. Rãnh đinh – chẩm
20. Hồi chẩm
21. Hồi chêm
22. Xương chẩm
23. Xoang dọc trên
Bước #2 áp dụng cách nhớ kiến thức khó – Nhớ chính xác danh sách tên với số thứ tự
Sau khi bộ não đã vui vẻ với những cái tên, thì đây là bước tiếp theo: Bạn cần nhớ chính xác các từ đó tương ứng với vị trí nào. Nếu là độc giả Numagician, thì đây là việc quá đơn giản với bạn rồi. Nếu mở sách Numagician – Đánh thức phù thủy trí nhớ trong bạn, trang 28, bạn sẽ thấy các con số từ 1 tới 10 được “hóa hình” một cách kỳ diệu.

Blog Bằng việc tạo ra một liên tưởng kết nối giữa các con số đã được hóa hình (số-hình) với những thứ cần nhớ, bạn sẽ nhớ được chúng chính xác tới cả số thứ tự. Đây là cách mà Fususu và nhiều độc giả Numagician đã dùng để nhớ 1000 số Pi theo hướng dẫn ở Blog này (lát bạn nhớ đọc nhé), và cũng có thể áp dụng cho danh sách trên.
Hãy cùng thử nhé! Khi bạn đã biết số nào tương ứng với hình gì, thì chúng ta chỉ cần “cập nhật” thêm cho những liên tưởng ở bước #1 áp dụng cách nhớ kiến thức khó môn Giải phẫu bên trên là được.
1 – Thanh kiếm + Xương trán –> “Trán” lòi ra khúc “xương” trông như thanh kiếm.
2 – Con vịt + Hồi trán trên –> Một con vịt “hồi” hộp, ngồi ở phần “trán trên”
3 – Lá bài + Liềm não –> Một ông thần chết cute tay phải cầm lá bài, tay trái cầm lưỡi liềm.
4 – Chiếc ghế + Hồi trán giữa –> Con vịt “hồi” hộp lúc nãy đã nhảy sang “trán giữa” do ở đó có cái ghế êm.
5 – Bà mẹ + Rãnh đai –> Một bà mẹ đang rải “đai” lưng xuống cái “rãnh” nước gần nhà.
6 – Đứa bé + Đường khớp vành –> Mốt đứa bé cưỡi “vành” xe, chạy con “đường” trên các “khớp” xương.
7 – Chiếc búa + ĐM quanh chai –> Thần Thor cầm búa đói meo (ĐM), đi loanh “quanh chai” bia tìm thức ăn.
8 – Người tuyết + Hồi trước trung tâm –> Người tuyết “hồi” hộp đang đứng “trước trung tâm” mua sắm đồ đông lạnh.
9 – Bóng bay + Vành tia –> Liên tưởng tới một cái “Vành” xe được gắn vào bóng bay, bay lên trời và bắn ra những “tia” sét
10 – Gà con + Rãnh trung tâm –> Một chú gà con nở ra từ “rãnh” nước ở “trung tâm” thành phố
Thế nào, bước #2 này có làm bạn bật cười với các hình ảnh ngộ nghĩnh không? Nếu có thì chứng tỏ bộ não rất thích nó, và bạn đã bước đầu thành công khi áp dụng cách nhớ kiến thức khó môn Giải phẫu này rồi đấy.
Tin tôi đi, nếu bạn lẩm nhẩm lại 10 câu chuyện liên tưởng bên trên trong khoảng 10 phút, đồng thời tưởng tượng ra các hình ảnh sinh động trong đầu, tôi đảm tới tuần sau có ai hỏi bạn chi tiết số 7 trong hình vẽ cắt lớp não là gì, thì hình ảnh thần Thor cầm búa đói meo đi quanh cái chai sẽ hiện ra gợi ý cho bạn đấy đấy!
Bây giờ, hãy thử áp dụng tương tự cho 15 từ còn lại xem sao nhé?
11 – Cây nến + Thể chai
12 – Cá heo + Hồi sau trung tâm
13 – Áo tắm + Não thất bên (đám rối mạch mạc)
14 – Con thuyền + Rãnh sau trung tâm
15 – Đôi tất + Xương đỉnh
16 – Roi da + Hồi xương viền
17 – Kim tự tháp + Hồi trước chêm
18 – Bánh kem + Hồi góc
19 – Con chó + Rãnh đinh – chẩm
20 – Siêu nhân + Hồi chẩm
21 – Cái váy + Hồi chêm
22 – Quả chuối + Xương chẩm
23 – Con công + Xoang dọc trên
Có thể bạn thắc mắc tại sao 11 là cây nến, 12 cá heo… 22 quả chuối, 23 con công, v.v… thì cũng không có gì lạ. Bởi đó là công trình 5 năm nghiên cứu của Fususu, tìm ra hình ảnh “nguyên gốc” cho các con số từ 1 tới 100 trong sách Numagician.
|
00:00 | / | 00:00 |
|
Mẹo nhỏ mà có võ:
Khi thuộc 100 số-hình này, bạn không chỉ nhớ được danh sách 100 thứ, mà còn có thể làm tắt, làm gộp bước #1 và #2 luôn, tốc độ ghi nhớ sẽ tăng gấp đôi, mà việc liên tưởng cũng sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Chẳng hạn thay vì phải làm bước #1 cho từ 14 – Rãnh sau trung tâm, rồi tới bước #2 cập nhật lại câu chuyện. Bạn có thể liên tưởng luôn “Lái thuyền vào rãnh nước sau trung tâm thành phố”, rất nhanh phải không?
Bước #3 áp dụng cách nhớ kiến thức khó – Nhớ chính xác vị trí trên biểu đồ hoặc hình minh họa
Sau khi bộ não đã quen thuộc với những cái tên mới lạ trong môn giải phẫu, và bạn có thể nhớ được chính xác tới cả số thứ tự của chúng ở phần chú thích. Vấn đề tiếp theo cần giải quyết là làm sao nhớ được vị trí chính xác (thậm chí hình dáng) của chúng trên biểu đồ?
Cách đơn giản và hiệu quả nhất đó là: Bạn tự vẽ lại biểu đồ đó, và tự chú thích. Có thể bạn nghĩ Fususu nói đùa, bạn đã thử cách đó nhiều lần, tự vẽ lại, tự chú thích, nhưng đâu có thuộc?
Vấn đề ở đây là bạn đã làm điều đó mà không có bước #1 và bước #2 nên bộ não không hứng thú. Song khi bạn đã kích thích bộ não bằng cách biến những cái tên trở nên thú vị, gắn với con số hài hước, rồi mới bắt đầu vẽ thì mọi chuyện sẽ khác.
Lúc ấy, thay vì ghi chú khô khan “7. ĐM quanh chai”, bạn sẽ vừa mỉm cười vừa vẽ cái búa thần Thor cạnh chai bia! Làm như vậy vài lần, tôi đảm bảo bạn sẽ thuộc nó tới tận tháng sau. Nếu không tin, hãy thử mà xem, rồi nhớ quay lại đây comment kết quả bạn nhé!

Tóm lại cách nhớ kiến thức khó môn Giải phẫu hay mọi thứ phức tạp tương tự là gì?
Nếu như bạn cảm thấy có thứ gì đó khó nhớ thì đơn giản là do bạn chưa biến nó trở nên dễ nhớ. Nếu như bạn cảm thấy có một môn học nào đó phức tạp, thì là do bạn chưa quen với các khái niệm lạ lẫm của môn học đó, nên việc nhìn ra mối liên hệ giữa các khái niệm sẽ gặp khó khăn, từ đó gây ra hiện tượng khó hiểu, khó nhớ.
Với bất cứ một môn học phức tạp nào, việc đầu tiên bạn nên làm là lập ra một danh sách các khái niệm lạ lẫm. Sau đó, biến chúng trở nên dễ nhớ. Còn trong quá trình học, bạn tạo ra những sơ đồ quan hệ, hay các ghi chú sáng tạo của riêng bạn. Chắc chắn, bạn sẽ thành công!
Còn đây là phản hồi của bạn Trường sau khi đọc Blog này ^^! Nếu bạn cũng có các thắc mắc tương tự về cách ứng dụng những kiến thức Fususu chia sẻ thì đừng ngại Comment nhé!


Mong tin tốt lành!
Fususu – Nguyễn Chu Nam Phương
(Đã ký lên màn hình từ một bãi biển xinh đẹp, ngày )
Tái bút. Nếu thấy hay, hãy "tài trợ cảm hứng" cho Fususu tiếp tục sáng tạo bằng một thử thách nho nhỏ: Hãy Google từ khóa cách nhớ kiến thức khó hoặc cách nhớ kiến thức khó fususu, tìm bằng được Blog này, bấm vào đó quay lại đây để comment vị trí. Cảm ơn bạn lắm lắm!

Nói chung, học hành, làm việc, ra quyết định… dù làm gì bạn cũng phải dùng tới não. Thượng đế ban cho bạn, cho tôi, cho mỗi người bộ não thiên tài, chỉ tiếc là ngài quên gửi hướng dẫn sử dụng mà thôi.
Nếu một người trí nhớ “cá vàng”, tốt nghiệp tiểu học trung bình vì 4 điểm Văn như tôi có thể nhớ dãy Pi dài 1000 số, đạt 28/30 thi đại học, xuất bản tới 9 cuốn sách, thì không có gì là bạn không thể.
Tất cả những gì bạn cần chỉ là chìa khóa để giải phóng sức mạnh não bộ! Hãy sẵn sàng để đánh thức phù thủy trí nhớ trong bạn!

ĐỌC THỬ EBOOK » | XEM SÁCH GIẤY » |
8 thoughts on “Cách nhớ kiến thức khó, thách thức cả môn Giải phẫu”
Wow, đã có (8) Awesome Comments!
Hi Admin,
Lúc trước em có mua sách của fususu và được cho đường link để đọc trong đó nhưng gần đây em reset toàn bộ máy tính nên không còn nhớ thông tin nữa. Admin có thể giúp em gửi lại đường link cho em được không ạ?
Nếu là quà tặng kèm trong sách thì nhanh nhất e lấy sách ra, quét mã QR cuối sách nha. Còn nếu là tài khoản đọc sách em inbox https://fususu.com/inbox để được hỗ trợ nhé.
Chào anh fususu, em đã học trong sách của anh cách liên kết những gì mình cần nhớ với các móc treo trí nhớ,những kiến thức đơn giản thì em thấy rất dễ nhớ. Vậy nếu áp dụng cho môn triết học thì phải làm như thế nào ạ ? Cả một đoạn như vậy làm sao để mình nhớ chính xác được ạ ?
Cái móc treo dùng để nhớ ý chính nhé em.
Còn ý chi tiết hơn em nên kết hợp với ghi chú sáng tạo (phần PC trong sách Numagician mới ấy em)
hoặc em google từ khóa “cách làm phao Fususu” cũng sẽ ra nhé.
Cách này áp dụng cho ngoại ngữ (ví dụ như các tiếng không sử dụng chữ viết la tinh như tiếng nhật, tiếng hàn) có được không ạ ? Em đã từng thử nhưng em thấy khó áp dụng quá a ơi..
Với ngoại ngữ e tham khảo các cách này nhé https://fususu.com/cach-nho-tu-tieng-anh-hieu-qua/ đặc biệt là áp dụng các chiến thuật trong sách 21 cách học tiếng Anh du kích (áp dụng cho mọi ngôn ngữ).
a oi app numagician ko có chơi game tích điểm dc nữa hả a ???
Trên Appstore vẫn ok mà, nó báo lỗi gì e?