![]() |
Tại sao mua bằng đại học?...
Gần đây tôi gặp một chuyện khá “nhạy cảm”. Đó là không dưới 3 lần, tôi nhận được cuộc gọi mà đầu dây bên kia muốn mua bằng đại học và hỏi xem tôi có bán không. Thật là kì quái, chuyện gì xảy ra vậy? Chẳng nhẽ lúc ấy tôi lại đáp, “Ở đây chỉ cấp bằng đại học… trường đời, anh muốn không?”
Khi tìm hiểu, tôi mới biết hoá ra là do cái sim tôi mới mua. Trước đây nó đã từng được ai đó sử dụng cho việc nhạy cảm ấy. Tất nhiên, với nội dung về phát triển bản thân, Blog này không bàn tới việc mua bằng đại học, mà chỉ đưa ra một câu hỏi đáng suy ngẫm: Tại sao mua bằng đại học, trong khi bạn có thể tự cấp cho chính mình một tấm bằng uy tín hơn cả?
Tấm bằng liệu có cần thiết và tại sao người ta mua bằng đại học?
Một buổi tối ấm áp ở quán cà phê, tôi gặp lại một anh bạn trong ngành nhân sự hơn 10 năm nay. Với kinh nghiệm đọc và duyệt cả ngàn hồ sơ xin việc, anh nói với tôi rằng rất ít khi anh quan tâm tới tấm bằng đại học. Điều anh ấy quan tâm là ứng viên đó đang thể hiện bản thân mình trong hiện tại như thế nào, và sẽ giúp được công ty trong tương lai ra sao.

Tôi thấy điều đó rất đúng. Bản thân tôi từ lúc sinh viên năm hai, đã được một công ty chủ động thu nhận và làm việc ở đó cho tới khi… nó giải thể. Rõ ràng họ tự đến với tôi là vì những kỹ năng tôi rèn luyện được, những giá trị tốt đẹp mà tôi sẽ mang lại, chứ đâu phải vì tấm bằng? Vậy tại sao phải cần nó, thậm chí mua bằng đại học cho bằng được?
Khi ngẫm lại, tôi nhận ra người ta muốn, hoặc mua bằng đại học là vì nỗi sợ, họ bỏ tiền để mua cảm giác an toàn do tấm bằng đem lại. Có thể việc đó sẽ giúp họ đạt được một mục tiêu ngắn hạn nào đó, song xét về mặt lâu dài thì cái tư duy đó thật… ngộ ngĩnh. Vì họ sẽ lại phải sống trong một nỗi sợ khác còn lớn hơn: Một ngày nào đó chuyện mua bằng đại học lộ ra.
Đừng mua bằng đại học, trong khi có một loại bằng rất uy tín mà bạn có thể… tự cấp cho chính mình.
Có một giá trị sống rất quan trọng là chính trực. Bạn có thể nói dối cả thế gian, nhưng bạn không thể lừa dối chính mình. Do đó, thà là không có bằng đại học và làm việc gì đó khác để mưu sinh như… giám đốc chẳng hạn (thật thú vị, Bill Gates, Steve Jobs, nhiều người nổi tiếng… không có bằng), chứ mua bằng đại học và huỷ hoại giá trị bản thân, tôi thấy không đáng.
Nhìn vào bản chất thì tấm bằng đại học thể hiện một sự ghi nhận. Nó nói lên rằng bạn đã đầu tư vài năm học một thứ gì đó, và tạo ra một kết quả nào đó, có thể là kết quả thi, hay đồ án tốt nghiệp, v.v… Nếu nhìn vào bản chất như vậy, thì khi có ai đó hỏi tôi về BẰNG CẤP, tôi tự tin chia sẻ rằng: Hiện tại tôi có 3 tấm BẰNG… tự CẤP.

Đó chính là 3 cuốn sách tôi đã xuất bản. Tôi dành rất nhiều năm tự học, tự trải nghiệm, và tạo ra “báo cáo tốt nghiệp” chính là… vài trăm trang sách, nhà xuất bản phê duyệt và cấp phép cho tôi in chúng. Đối với tôi, đó là loại bằng cấp uy tín nhất thế giới, nên mỗi một năm, tôi đếu cố gắng tự cấp cho mình một chiếc, bằng cách tự xuất bản thêm một cuốn sách.
Hầu hết mọi người đang đi một con đường thật ngộ nghĩnh…
Gần đây trong các buổi Offline tôi tổ chức, tôi thấy khá nhiều bạn có chung một băn khoăn “Tại sao phải học?” hay “Đam mê của mình là gì?” Câu trả lời của tôi dưới đây có vẻ không liên quan lắm tới việc mua bằng đại học vốn là chủ đề Blog này, song ngẫm lại, bạn sẽ thấy nó cực kỳ liên quan, theo một cách nào đó.
Nhìn một cách đơn giản, thì hầu hết mọi người đều đi học là để có tấm bằng, rồi dùng nó để đi làm. Hầu hết mọi người đi làm là để kiếm tiền, hầu hết mọi người kiếm tiền là để sống, sống một cuộc sống thoải mái. Con đường đó tôi gọi là HỌC – LÀM – SỐNG. Một con đường hầu hết ai cũng đi, và tới một thời điểm nào đó chắc chắn họ sẽ bế tắc ở đâu đó.
Lúc ấy, trong đầu họ tràn ngập những câu hỏi, “Ủa, thật sự thì mình học cái đó là để làm gì vậy? Ủa, thật sự thì việc mình đang làm có ý nghĩa gì vậy? Ủa, rốt cuộc là mình sống để làm gì? v.v…” và họ bắt đầu dừng lại, đi tìm câu trả lời. Có người thì tìm được và tiếp tục đi, song có người thì không tìm được và cứ đứng yên một chỗ.
Có một con đường khác đơn giản hơn…
Một kinh nghiệm xưa cũ song hiệu quả: Đó là khi hầu hết mọi người đều đi con đường nào đó không hiệu quả, thì tốt nhất là bạn nên đi đường khác. Tôi đã phát hiện ra một con đường, bạn chẳng cần phải học những thứ bạn không thích, hay phải mua bằng đại học để làm… những thứ bạn không đam mê, mà vẫn sống một cuộc đời hạnh phúc.
Con đường tôi chọn đó là… SỐNG – LÀM – HỌC.
Bước đầu là bạn đưa ra một quyết định, bạn chọn cho mình một giá trị sống, tức là một điều gì đó mà bạn cho rằng nó rất quan trọng, và suốt cả đời bạn sẽ phấn đấu vì nó, nó khiến bạn hạnh phúc, cả đời bạn sẽ SỐNG và thể hiện giá trị ấy. Với tôi thì đó là giá trị CHO ĐI. Cụ thể là cho đi kiến thức, nó khiến tôi cảm thấy rất thoải mái, tôi có thể làm cả ngày.
Sau đó, bạn nghĩ xem để thực hiện giá trị ấy thì bạn sẽ LÀM gì. Chẳng hạn để cho đi kiến thức, tôi có thể LÀM những việc như viết sách, viết Blog, tổ chức các buổi diễn thuyết chia sẻ v.v… và để LÀM những việc đó hiệu quả, thì tôi phải HỌC. Tôi HỌC cách viết sách, tôi HỌC cách tạo web, tôi HỌC cách thuyết trình, v.v…

Thay vì cắm đầu vào HỌC những thứ mà không rõ là sau này có dùng không, thay vì LÀM những thứ không liên quan tới những gì đã học, rồi sau đó SỐNG trong hối tiếc, băn khoăn v.v… tôi lựa chọn một giá trị SỐNG, rồi tìm ra công việc phù hợp để LÀM, để thể hiện giá trị đó, rồi HỌC cách làm việc đó tốt nhất, lúc ấy, tiền bạc chỉ là kết quả hiển nhiên sẽ đến.
Đôi nét về Fususu…
Fususu, hay Nguyễn Chu Nam Phương, một blogger, một diễn giả tự do, một tác giả của 3 cuốn sách được hàng chục ngàn độc giả yêu thích, sáng lập hệ thống câu lạc bộ thuyết trình ACI. Sống một cuộc đời đơn giản, thực hiện giá trị cho đi, với niềm tin “Mọi thứ bạn lấy được ở đời, rồi sẽ ra đi cùng bạn, nhưng những gì bạn để lại cho đời, sẽ ở lại mãi mãi.”

Và anh lựa chọn để lại những Blog hay cho đời, những tiếng cười cho người, những giá trị tốt đẹp bất cứ nơi nào anh đặt chân đến. Bạn có thể gặp Fususu tại các buổi Offline được tổ chức đều đặn, hoặc nếu bạn muốn mời Fususu về “diễn thật” cho sự kiện hoặc tổ chức của bạn, hãy đọc bài viết này.

Mong tin tốt lành!
Fususu – Nguyễn Chu Nam Phương
(Đã ký lên màn hình từ một bãi biển xinh đẹp, ngày )
Tái bút. Nếu thấy hay, hãy "tài trợ cảm hứng" cho Fususu tiếp tục sáng tạo bằng một thử thách nho nhỏ: Hãy Google từ khóa mua bằng đại học hoặc mua bằng đại học fususu, tìm bằng được Blog này, bấm vào đó quay lại đây để comment vị trí. Cảm ơn bạn lắm lắm!

Suy cho cùng, cuộc đời thật đáng sống. Và sẽ là tiếc nếu bạn đã có những trải nghiệm tuyệt vời, mà không thể chia sẻ nó cho người khác. Dù thế nào, bạn luôn có thể cho đi, luôn có thể viết hay hơn, thậm chí xuất bản những cuốn sách truyền cảm hứng cho cả thế hệ.
Từng tốt nghiệp tiểu học trung bình vì 4 điểm môn Văn, hiện tôi là tác giả hơn 10 cuốn sách đã xuất bản, 3 trong số đó luôn nằm trong top sách bán chạy nhiều năm với hàng trăm review 5 sao. Nếu tôi làm được, thì bạn cũng có thể.
Tất cả những gì bạn cần chỉ là phương pháp để biến bất cứ ý tưởng nào (hoặc bản thảo đang dang dở) thành sách 5 sao mà thôi!

ĐỌC THỬ EBOOK » | FREE 52 BÍ QUYẾT » |
12 thoughts on “Tại sao mua bằng đại học?”
Wow, đã có (12) Awesome Comments!
Đã copy Ghi rõ nguồn https://lambangdaihocplus.com/neu-ai-cung-nhu-fususu-thi-hanh-phuc.html
E chào a. E năm nay 21 tuổi. Đã đi làm trong nhiều môi trường khác nhau. Trong e lúc nào cũng nung nấu suy nghĩ phải phát triển bản thân, nhưng bị kẹt là k có bằng cấp. E nghỉ học từ năm lớp 8 vì hồi trước suy nghĩ bồng bột, bây h e cảm thấy rất hối hận, e nghĩ mình cần phải học bổ túc để có được tấm bằng lận lưng. Nhưng mà hiện tại e đi làm 2 job, kín hết tgian. A nghĩ e có nên nghỉ bớt 1 job để đi học k ạ? A nghỉ bây h học bổ túc lại có phí tgian k, chứ e phân vân lắm. À mà lúc trước e có làm 1 cty cần bằng cấp, thì nhân sự bên đó đề nghị e mua bằng giả vì chỉ là có hình thức thôi. Thật sự e bị ám ảnh về cái đó ạ. Cũng may là e k làm ở đó lâu
Em nên xác định mục tiêu, từ đó ưu tiên dc cái nào quan trọng nhé. Theo a thì làm 1 việc cho thật giỏi bao giờ cũng tốt hơn làm cả hai.
Em đang tham dự đội tuyển tin học của trường. Ở trong đội tuyển, em cảm thấy ai cũng giỏi giang, ai cũng hơn em đủ thứ cả. Nhưng em tin vào sự cố gắng và nỗ lực của chính bản thân mình để không bị bỏ lại phía sau. Một ngày nọ, có 1 bài cô đặt ra cho tụi em và tụi em đã lập trình để giải quyết nó. Bài đó không phải là dễ nhưng nhìn xung quanh đứa nào cũng làm được trong khi em vẫn cứ dậm chân tại chỗ. Em không hiểu tại sao các bạn ấy có thể giải được. Em tự hỏi chính mình không thông minh hay không đủ chăm chỉ (3h/ngày và luyện tập những dạng bài tập cơ bản). Đã có những lúc em muốn rời đội tuyển, nhưng khát khao giành được giải thưởng lại ngăn em lại. Giờ ngẫm lại thì em thấy thật sự kể từ khi vào đội tuyển thì em đã mất kha khá thứ và gặp rất nhiều trở ngại từ cuộc sống xã hội cho đến việc học tập trên trường lớp của em. Cuộc sống của em như bị đảo lộn hoàn toàn vậy đó anh. Và em không mong rằng sau tất cả những thứ mà mình đã đánh đổi mà em lại không thể mang được vinh quang về cho trường. Theo anh thì em nên tiếp tục như thế nào?
Cám ơn em đã chia sẻ nhé. Em hãy xác định xem điều mình thực sự mong muốn là gì, rồi ra quyết định nhé. Em đọc thêm –> fususu.com/cach-dat-muc-tieu
Anh oi, em ko biet tìm ý chính của 1 van bản( đề cương) có cách nào ko
Em đọc nhé –> fususu.com/cach-doc-nhanh
em cảm ơn anh vì bài viết ạ.
tuy nhiên ,anh cho e hỏi 1 chút là,nếu mà hiện giờ mình chưa tìm được cho mình cái mình thích,mình sẽ sống với nó thì sao ạ?
và khi nào mình biết được công việc hay nghành nghề đó là lẽ sống của mình khi mình chưa đủ trải nghiệm nhiều công việc ạ.
em xin cảm ơn anh.
rất mong nhận được hồi âm từ anh ạ.
Cám ơn em đã chia sẻ nhé. Em đọc thêm bài này nhé –> fususu.com/gia-ma-biet-khi-18
Cảm ơn anh đã chia sẻ, dường như bài viết này thay lời muốn nói của Minh Dũng tới các học viên, bạn bè của mình.
Mọi thứ đều nên đến từ Giá Trị Thật, từ sự Chính Trực.
Trước kia mình từng phỏng vấn vượt qua vài chục ứng viên để có cơ hội được làm trợ lý cho ca sĩ Hồ Quỳnh Hương. Mà thú thật, thời điểm đó tấm bằng tốt nghiệp THPT nhưng mình vẫn trúng tuyển và làm việc cùng chị trong suốt 2 năm. Thậm chí có khoảng thời gian mình trực tiếp làm nhiệm vụ phỏng vấn nhân sự. Từng có nhân sự mang tấm bằng giỏi để đến phỏng vấn xin việc, khi làm việc trực tiếp thì than ôi, kỹ năng thiếu trầm trọng. Cho nghỉ việc sau vài tháng.
Thú thật thì người ta (Công ty, khách hàng) không quan tâm bạn có tấm bằng gì? không quan tâm bạn giàu có cỡ nào, đi xe đẹp, nhà đẹp ra sao. Họ chỉ quan tâm đến việc bạn giúp đỡ và mang lại giá trị gì cho họ mà thôi.
Tập trung vào Giá Trị mang lại cho người khác. Và Giá Trị được tăng lên thông qua học hỏi, trải nghiệm và kinh nghiệm thực chiến. Chứ không phải thông qua một tấm bằng… được MUA.
Chia sẻ đôi dòng từ người em của ông anh. Bài viết quá hay!
Cảm ơn bạn Nam Phương! Đọc xong bài này, mình đã có thể viết ra Giá trị sống mình hướng tới, vài gạch đầu dòng về những thứ mình làm để hướng tới giá trị đó, và những kỹ năng mình cần trau dồi để có thể làm tốt những thứ đó. Bài viết rất dễ hiểu và dễ thực hành.
Chúc mừng bạn nhé. Đi theo con đường này, chắc chắn bạn sẽ hạnh phúc và thành công! Hẹn gặp bạn với những thành quả tuyệt vời :D