![]() |
Làm Gì Khi Lười Là Tốt Nhất? Lười Hãy Cứ Cười!...
Làm gì khi lười là tốt nhất? Ngày xưa khi tới nhiều trường học để chia sẻ, khi tôi hỏi các học sinh, “Lười là tốt hay xấu?” thì hầu hết đều cho rằng lười là xấu. Cũng phải thôi, đâu có ai dám giơ tay khẳng định lười là tốt, trong khi các giáo viên chủ nhiệm đang đứng khoanh tay ngay đó chứ. Hơn nữa, cũng chẳng ai muốn bị dán nhãn “Lười biếng, chẳng làm nên trò trống gì sau này”, phải không?
Sự thật về lười biếng là gì? Lười là tốt hay xấu? Làm gì khi lười là tốt nhất? Câu trả lời đã đến khi tôi được xem một clip thú vị từ Brian Tracy, tỉ phú nối tiếng người Mỹ. Không phải vì giọng nói trầm ấm truyền cảm của ông, mà là vì một ý tưởng hết sức lạ lẫm: “Bản chất của lười là tốt”. Tôi đã bán tín bán nghi khi nghe thấy điều đó, song ngẫm lại thì cũng hết sức đúng đắn.
|
00:00 | / | 00:00 |
|
Note: Do clip bản quyền nên Fususu không làm phụ đề, mà chỉ lược dịch clip trên ở cuối Blog này. Bạn nên có thể đọc trước khi xem Clip sẽ hiểu hơn nhé.
Một câu hỏi trả lời trước câu hỏi làm gì khi lười là tốt nhất: Điều gì sẽ xảy ra nếu ai cũng chăm chỉ?
Hãy tưởng tượng về một thế giới mà ai cũng chăm chỉ, không một ai lười biếng. Điều gì sẽ xảy ra? Trong đầu tôi nảy ra một ý tưởng. Đó là khi ra đường, bạn sẽ không thấy toàn xe bò. Vì mọi người chăm chỉ tới mức dành hết thời gian để chăm sóc bò, học cách cưỡi bò sao cho tốt, còn đâu thời gian mà nghĩ ra các phương tiện nhanh hơn như xe máy, ô-tô, thậm chí máy bay?
Hoặc là, khi bạn muốn xin phép bố mẹ hoặc người yêu cho đi chơi, thì đơn giản là thò tay vào túi quần, rút ra một con chim… bồ câu đưa thư, hí hoáy viết và thả lên trời. Con người lúc ấy ai cũng chăm chỉ đi săn chim, huấn luyện chim đưa thư, rồi tắm táp cho chim mỗi ngày, chứ hơi đâu mà có thời gian mà nghĩ ra cách kết nối nhanh hơn như Email, Smartphone, Messenger, rồi Zalo, v.v…?
Cứ thế ngẫm nghĩ, bạn sẽ nhận ra sự thật rằng: Lười nhác là một xu hướng tự nhiên của con người. Chính vì lười, mà biết bao phát minh vĩ đại được nảy ra, giúp con người tiết kiệm rất nhiều thời gian trong đủ mọi lãnh vực cuộc sống. Do đó, hãy là chính mình! hãy cứ… Lười! (thường khi tôi giải thích tới đây, thì các em học sinh hú hét sung sướng, còn các giáo viên thì mỉm cười khó hiểu).

Làm gì khi lười là tốt nhất? Điều quan trọng là bạn cần phân biệt được hai cách phản ứng này.
Bản chất của lười cũng chỉ là một dạng cảm xúc, nó không hề dễ chịu. Và sẽ có hai cách phản ứng với trạng thái lười. Hai cách phản ứng này do lựa chọn mà có, chứ không phải do sinh ra mà có. Làm gì khi lười? Cách phản ứng đầu tiên là “Lười thông thường”, phản ứng này dẫn tới suy nghĩ lười là dấu hiệu mệt mỏi của cơ thể, và tốt nhất là không nên làm việc gì quan trọng cả (cũng hợp lý đấy chứ?).
Làm gì khi lười? Cách phản ứng thứ hai gọi là “Lười… thông minh”. Những người lười thông minh thường là các nhà phát minh vĩ đại nhất. Khi lười, họ cũng cho phép cơ thể nghỉ ngơi, nhưng họ cũng tin một điều rằng: Khi bạn lười làm điều gì đó, có nghĩa là bộ não đang nghĩ rằng có thể có một cách nào đó làm nó nhanh chóng hơn, nhàn hạ hơn, mà kết quả vẫn tốt hơn.
Vâng đúng vậy. Luôn luôn có một cách nào đó nhanh hơn và hiệu quả hơn! Chính nhờ niềm tin này thúc đẩy, mà bạn thấy đấy, tôi đã khám phá và chia sẻ trên Blog này rất nhiều phương pháp giúp bản thân và mọi người tiết kiệm thời gian mò mẫm, học tập và làm việc nhanh hơn, sống hiệu quả hơn ngay cả… trong giấc ngủ (đúng là siêu lười nhỉ ^^!).
- Cách nhớ nhanh mọi thứ chỉ cần đếm từ 1 tới 10?
- 7 cách học từ vựng tiếng Anh nhanh và hiệu quả nhất?
- Làm sao vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả hơn?
- Làm sao đi vào giấc ngủ nhanh chóng?
- Cách rèn luyện trí nhớ mọi lúc mọi nơi?
- Cách loại bỏ sự mất tập trung tận gốc rễ?
- Làm sao tập trung để học tập & làm việc hiệu quả?
- Cách rèn luyện sự tự tin ngay cả khi ngủ?
Audio giúp ngủ ngon, cài đặt niềm tin tích cực, giúp bạn tự tin hơn khi thức dậy – The Confident Seeds |
Làm gì khi lười là tốt nhất? Đừng tự trách bản thân, vì đó là bản chất tự nhiên của con người.
Khi bạn đã chấp nhận sự thật về bản chất lười nhác, bạn sẽ thấy rằng bản thân lười không xấu. Chỉ có cách phản ứng của chúng ta với nó, mới tạo ra kết quả tương ứng mà thôi. Nếu bạn thấy lười biếng, bạn phản ứng bằng cách trì hoãn, thì tất nhiên việc sẽ trễ nải, trì hoãn sẽ trở thành một thói quen khó bỏ, khiến bạn đi theo con đường “lười thông thường”, dẫn tới kết quả cũng tầm thường.
Còn nếu bạn lựa chọn trở thành một người “lười thông minh”, khi cảm thấy lười, bạn đơn giản là cười thật tươi. Rồi xem đó là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải dừng lại và thay đổi một điều gì đó. Tìm một cách làm nhanh hơn, hiệu quả hơn, thú vị hơn. Bạn tự nhiên sẽ lại thấy cảm hứng hành động tràn ngập, bạn sẽ được thiên nhiên dẫn tới con đường “lười thông minh”, tạo ra những kết quả phi thường.
Lược dịch clip bản chất lười biếng của Brian Tracy và bí quyết làm gì khi lười là tốt nhất
Lười biếng là một bản tính tự nhiên của con người. Bản thân sự lười biếng không xấu cũng không tốt. Mà cách chúng ta nhận thức về nó mới đem lại kết quả tích cực hay không tích cực.
|
00:00 | / | 00:00 |
|
Mặt tích cực của lười biếng
Cuộc sống được đo bằng thời gian: giây, phút, giờ và ngày. Cho nên con người luôn quan tâm đến việc sử dụng thời gian, năng lượng của mình thế nào cho thật “kinh tế”. Lười biếng là thể hiện của sự mong muốn làm mọi việc một cách nhanh nhất, tiết kiệm chi phí nhất, dễ dàng nhất mà vẫn đạt mục tiêu. Sự lười biếng đã góp phần không nhỏ cho nhiều phát kiến vĩ đại của nhân loại nâng cao năng suất lao động.
Mặt không tích cực của lười biếng
Ngược lại thì lười biếng được thể hiện ra bằng thái độ làm việc chậm chạp, không coi trọng thời gian, hoặc ngại đóng góp cống hiến, hay đánh giá thấp các cơ hội, tiềm năng hiện tại của bản thân. Lúc đó, sự lười biếng sẽ gây ra nhiều hậu quả tai hại như chúng ta thường thấy. Một sức ì rất lớn, làm giảm giá trị mà bản thân mỗi người, cũng như giá trị họ có thể đóng góp cho xã hội.
Do đó, theo một nghĩa tích cực, tất cả chúng ta đều lười biếng. Quan trọng là sự lười biếng đó được chúng ta thể hiện ra như thế nào, và đem lại kết quả tích cực hay không mà thôi. Khi hiểu như vậy, bạn đã biết câu trả lời làm gì khi lười là tốt nhất rồi phải không? Hãy thư giãn, và suy nghĩ xem tại sao bạn lười, liệu có một giải pháp nào đó nhanh hơn cho thứ bạn đang đối mặt hay là không?

Suy cho cùng, kết quả cuộc đời là do thói quen của bạn mỗi ngày, mọi thứ bạn biết sẽ chỉ giúp bạn thành công khi bạn biến chúng thành thói quen. Nói thì dễ, làm toàn quên, hoặc trì hoãn. Đã bao lần bạn hào hứng để thay đổi, rồi song cuối cùng đâu lại vào đấy?
Sau hơn 10 năm vật lộn với việc thay đổi bản thân, hết lần thề này tới thốt lần khác. Cuối cùng tôi cũng tìm thấy câu trả lời. Đó là một sai lầm lớn mà tôi, cũng như hầu hết mọi người đều mắc phải khi thay đổi bản thân.
Thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7, CN, làm gì có thứ nào là “thứ mai”? Trước khi quá muộn, trước khi căn bệnh “để mai làm” tái phát, hãy khám phá ngay bí quyết thay đổi bản thân không phụ thuộc động lực, tạo bất cứ thói quen nào bạn muốn, hoặc xóa bỏ thói quen xấu đeo bám dai dẳng bạn nhé.

ĐỌC THỬ EBOOK » | XEM SÁCH GIẤY » |
Chín bút. Hẹn gặp bạn trong các Blog liên quan...
Anh Su ơi,theo em thấy thì tự ngồi mò mẫm và tìm ra giải pháp cho những tính xấu của mình,tính lười biếng và những khó khăn mình trải qua trong cuộc sống để khắc phục nó thì em không cảm thấy nó gọi là “lười” thông minh thì đúng cho lắm. Vì ta cũng phải bỏ công sức động não rồi bắt tay vào giải quyết và quan trọng nhất là hành động để bỏ được nó đi,hoặc cũng giống như những nhà sáng chế ra những chiếc máy bay,điện thoại…họ cũng phải bỏ công sức ra dày công nghiên cứu thay vì cứ mãi chăm cho còn bò,con chim thì em nghĩ đây là muốn cải tiến và thay đổi nên họ mới đầu tư công sức để làm vậy,chứ nếu họ “lười” thì họ đã mãi bám vào cái cũ rồi. Theo cảm nhận riêng của em thì là như vậy thôi ạ hihi
Lười hãy cứ cười hay quá đi ạ! :* yêu trang này toá :D
Cảm ơn anh Fususu! :D
may quá! m lười tích cực.hehe… :D
có nhiều khi lười quá không muốn làm nhưng bắt buộc phải làm ạ. Những lúc như thế e hay nghĩ : “có cách nào làm nhanh hơn không?, chứ làm như này bao giờ cho xong, phí thời gian quá” cơ mà công nhận là cái cảm giác hoàn thành công việc nhanh hơn người khác sướng thật ạ,hi… không những thế còn cảm thấy rất hứng cho những lần làm tiếp theo, :D
cũng có lúc e làm không được hoàn hảo lắm nên bị chê là cẩu thả.hì… :D :D :D
anh fu , em đọc nhiều sách về nguyên lý 80/20 thì có nhiều ý tưởng là phải tập thói quen lười biếng luôn chứ không phải chỉ là để ý đến mặt tích cực không. vì khi lười biếng thật sự thì mới có động lực lớn để tìm ra cách khác
Anh fu ơi,em vừa đạt được mục tiêu ùi.Em ước được làm ca sĩ và em được mọi người biết ước mơ rùi.Hôm qua làng em tổ chức cuộc thi hát,em được giải nhất anh ạ,vui wa lun hôm nay vui lây nè
chúc mừng em nhé, mong thêm tin tốt lành từ em :D
Bài của anh fususu rất hay ạ ! ^_^ Nhưng mà mấy bạn đừng có nghe câu lười là tốt nhé rùi theo 100% nhé ! :D ý anh fususu là hãy lười để cơ thể làm việc nhanh hơn! Chứ đừng kiểu lười “Hãy để mai!” rùi chẳng bao giờ làm được!
http://www.dongocnhan.com <— sau đây là 3 giây cho quảng cáo ! :D
ukm…bạn cố gắng trên sự nghiệp của mình nhé..Mình rất mong thấy thành công của bạn trong tương lại sắp tới!
rất cảm ơn loi chia sẻ ạ