cách nhớ nhanh mọi thứ
00:00 00:00
small_logo 33418 views
4.9
(16)

Cách Nhớ Nhanh Mọi Thứ Chỉ Cần Đếm Từ 1 Tới 10...

Tết năm ấy, phải trông đứa cháu 5 tuổi. Tôi đã bày cho bé cách nhớ nhanh mọi thứ rất đơn giản. Thật ngạc nhiên khi bé có thể nhớ chính xác tên cả tá người trong họ hàng theo thứ tự. Nguồn cảm hứng đó đã giúp tôi tạo ra Numagician sau này, cách thuộc nhanh nhớ chuẩn mọi thứ, chỉ cần đếm từ 1 tới 10.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy trí nhớ của chúng ta y như túi thần kỳ của Đô-rê-mon, vô cùng rộng rãi, nhét vào thoải mái, bạn có thể nhớ được rất nhiều thứ phức tạp như số điện thoại, ngày tháng lịch sử, v.v… song nhiều lúc vài thứ đơn giản như vé xe, chìa khóa thì mãi không nhớ, y hệt mẩu chuyện “anh ít khi rút” dưới đây.

cách nhớ nhanh mọi thứ - thuộc nhanh nhớ chuẩn - doreaemon

Tại sao bạn không nhớ được một thứ gì đó, và bản chất của cách nhớ nhanh mọi thứ là gì?

Hãy hình dung bạn tới nhà đứa bạn thân. Nó đang tắm và… quên không mang theo quần. Thế là bạn phải thực hiện một nhiệm vụ bất đắc dĩ: Tìm hộ một cái quần nhỏ màu đỏ sọc xanh. Bạn hơi ái ngại chút, song cũng không còn cách nào khác. Bạn mạnh dạn mở cửa phòng nó, và bối rối trước một núi quần áo. Cái quần đó đâu?

Nếu ví bộ não như một căn phòng, thì những thông tin cần nhớ sẽ là quần áo, và hầu hết mọi người đều ném quần áo bừa bộn trong đó. Bản chất trí nhớ là sự liên kết giữa thông tin mới và thông tin cũ, lúc này thông tin mới đóng vai trò giống như quần áo, còn thông cũ giống như tủ áo hoặc móc treo.

Nếu hai thứ này không được liên kết với nhau, nếu quần áo không được đưa lên móc, hoặc cất trong tủ với một thứ tự nào đó. Thì tất nhiên việc tìm kiếm một món nào đó cụ thể, sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Do đó, cách nhớ nhanh mọi thứ dễ dàng, kể cả các siêu trí tuệ gia cũng áp dụng, đó là “móc treo trí nhớ”.

Móc treo trí nhớ là gì và cách nhớ nhanh mọi thứ dễ dàng mà chỉ cần đếm từ 1 tới 10 là sao?

Hãy hình dung bạn bước vào một thư viện khổng lồ.

Cô thủ thư mỉm cười và hỏi. “Bạn cần tìm sách gì?”
“Dạ,” bạn đáp. “Cuốn sách Numa gì gì đó ấy”.
“À,” Cô ấy nở nụ cười toét tận mang tai. “Numagician, đánh thức phù thủy trí nhớ. Nó ở khu số 1, dãy số 5, hàng số 8.”

Không rõ cô ấy có dùng cách nhớ nhanh mọi thứ của Fususu hay không mà nhớ được chi tiết đến thế trong thư viện khổng lồ này. Song đúng là cuốn sách ấy ở đó thật, và bạn đã có nó trong tay dễ dàng hơn nhiều so với cái quần nhỏ màu đỏ sọc xanh lúc nãy.

Việc sử dụng móc treo trí nhớ sẽ biến bộ não bạn thành một thư viện, với mọi thứ được sắp xếp theo trật tự rõ ràng dễ nhớ như vậy đấy. Song làm sao để có móc treo trí nhớ đây? Đừng lo, bạn không cần ra bệnh viện để mổ não mà gắn móc treo vào đâu. Hãy cùng khám phá nó ngay bây giờ.

hệ nhớ số hình - cách nhớ nhanh mọi thứ

Trên đây là hình ảnh tương ứng với các con số từ 1 tới 10. Chúng sẽ là các móc treo trí nhớ của bạn. Tất nhiên, để treo được đồ lên đó thì móc treo phải thật chắc. Đó là lý do việc đầu tiên bạn cần làm để áp dụng cách nhớ nhanh mọi thứ này, là thuộc cho bằng được số nào tương ứng với hình gì ở mức độ phản xạ.

Để làm được điều đó, hãy liên kết chúng thành một câu chuyện.

Hãy hình dung bạn cầm cây nến sáng lung linh đi săn vịt. Gặp nóng, con vịt đẻ ra trái tim bằng vàng. Bạn cầm nó lên thuyền để cầu hôn một cô gái xinh đẹp, vừa cầm trái tim thì cô ấy hóa thành bà bầu. Đẻ ra một chú voi có ngà là boomerang, voi lười lắm, suốt ngày rủ người tuyết đi chơi bóng bay. Do chú voi quá nghịch, nên người ta đã nhốt nó vào… một quả trứng.

Bây giờ bạn hãy nhắm mắt lại và kiểm tra xem từ 1 tới 10 là những hình ảnh gì (10 có thể coi là 0, quả trứng). Khi đã thuộc các móc treo này, khi bạn có thể dễ dàng trả lời 3 là gì, 7 là gì, v.v… một cách nhanh chóng, bạn sẽ được trải nghiệm sức mạnh của “móc treo trí nhớ” ngay bây giờ!

10 loài vật lạ ở amazon - cách ghi nhớ nhanh mọi thứ

Giả sử bạn cần học thuộc danh sách 10 loài động vật lạ ở Amazon bên trên. Cách thông thường sẽ là lẩm bẩm cho tới khi thuộc, thật ra cách đó thường chỉ tạo cho bạn “cảm giác thuộc” mà thôi, lúc đi thi mới biết có thuộc thật hay không. Giờ hãy thử liên kết chúng với các móc treo trí nhớ của bạn.

Ví dụ số 1, cây nến, hãy hình dung bạn dùng nến để nướng cá… vừa nướng được 1 phút thì nó teo quắt lại thành que tăm. Số 2, hãy hình dung một con vịt béo ú đang đi đêm, thì gặp một chú chim đang ăn mì tôm… nó liền lao tới xin một bát (ăn đêm có khác). Tương tự, bạn hãy làm tiếp, rồi so sánh với tôi.

1 – Cây nến – Cá tăm: dùng nến nướng cá, nướng được 1 phút thì cá teo thành… cái tăm

2 – Con vịt – Chim ăn đêm: vịt béo ú đi đêm, gặp chim đang ăn mì tôm, liền xin một bát (đúng là ăn đêm)

3 – Trái tim – Sâu đầu lạc: khi tình yêu nảy nở, hai con sâu hôn nhau và… đẻ ra một củ lạc

4 – Con thuyền – Ếch thủy tinh: con thuyền tới vùng biển có những nàng tiên… ếch, ngồi trên đống thủy tinh

5 – Bà bầu – Dơi bắt cá: bà bầu đang đi câu, được một bịch cá thì bị đàn dơi lao tới cướp mất

6 – Con voi – Thằn lằn chúa: con voi có cái vòi hình… con thằn lằn, nên nó được cả loài voi tôn làm chúa

7 – Boomerang – Kiến đạn: một con kiến rất lạ, ai mà trêu nó liền bắn ra đạn là những cái boomerang độc

8 – Người tuyết – Ếch phi tiêu: một người tuyết có khả năng bắn phi tiêu, ai bị trúng liền hóa thành ếch

9 – Bóng bay – Lươn điện: dây quả bóng bay tự nhiên hóa thành lươn, bạn giật mình thả tay ra…

10 – Quả trứng – Gấu hút mật hoa: một chú gấu cứ hút mật hoa phát nào là… đẻ trứng liền phát đó ^^!

Sau đó bạn hãy nhắm mắt vào, và thử liệt kê các con vật từ 1 tới hết, rồi ngược lại. Nếu làm đúng theo quy trình cách nhớ nhanh mọi thứ này, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên bởi khả năng nhớ của mình đấy. Thậm chí bạn có thể nhớ được chính xác số mấy là con gì cơ. Thật là tuyệt phải không nào!

Cách nhớ nhanh mọi thứ áp dụng cho kiến thức trừu tượng?

Thực ra cách nhớ nhanh mọi thứ này không mới, bạn có thể đã nghe nói tới kỹ thuật căn phòng trí nhớ, hoặc lâu đài trí nhớ ở trong các cuốn sách dạy ghi nhớ kinh điển. Song bản chất chúng cũng đều là một dạng móc treo trí nhớ, liên kết quần áo thông tin với một móc treo nào đó. Sự khác nhau là ở móc treo.



Mong tin tốt lành!

Fususu – Nguyễn Chu Nam Phương
(Đã ký lên màn hình từ một bãi biển xinh đẹp, ngày )

Bạn cảm thấy sao?

4.9 / 5. Bình chọn: 16

Hãy là người đầu tiên

Share vui sẻ sướng...

Thật ư?

Thế giới cần những người như bạn!

Làm sao để bài viết này hay hơn?

Tái bút. Nếu thấy hay, hãy "tài trợ cảm hứng" cho Fususu tiếp tục sáng tạo bằng một thử thách nho nhỏ: Hãy Google từ khóa cách nhớ nhanh mọi thứ hoặc cách nhớ nhanh mọi thứ fususu, tìm bằng được Blog này, bấm vào đó quay lại đây để comment vị trí. Cảm ơn bạn lắm lắm!

261 thoughts on “Cách Nhớ Nhanh Mọi Thứ Chỉ Cần Đếm Từ 1 Tới 10


Wow, đã có (261) Awesome Comments!



  1. Anh Fususu thân! em đã thực hành với môn tiếng Anh, kết quả cũng khá ổn, mỗi tờ A4 em làm được 17 từ, mỗi ngày 1 tớ, ôn lại cũng thấy khá dễ dàng, mỗi lần muốn nhớ đến từ đấy lại có hình hành bay ra hỗ trợ. Nhưng thật sự là em thấy nó cũng hơi tốn thời gian vì phải suy nghĩ vẽ hình gì, nói câu gì cho nó hay hay để dễ nhớ mà lại phải liên quan đễn nghĩa của cái từ đấy…nhưng em nghĩ anh nói đúng, chắc là do em mới làm quen nên não vẫn chưa thể hình thành được thói quen tưởng tượng hình ảnh một cách nhanh chóng, phù hợp, em sẽ cố gắng luyện tập!
    Em cảm thấy cách ghi nhớ của anh rất hay “Lọc khóa, Hóa hình, Kết dính”
    anh hướng dẫn tốt hơn sách viết nhiều :)
    cảm ơn anh!

    1. Cám ơn em đã chia sẻ nhé, cứ kiên nhẫn luyện tập, người khổng lồ trong em sẽ thức giấc, mong chờ tin tốt lành từ em :D

  2. Cảm ơn bạn về bài viết rất hay, mình đã áp dụng và thấy khá hiệu quả nhưng mà chỉ cho được những vấn đề nào dễ hình hóa thôi. Còn những vấn đề trừu tượng thì quả thật mình không biết làm thế nào để nhớ một loạt những liệt kê mà mình chẳng có 1 hình ảnh gì cho nó. Vậy bạn có thể giúp mình hình dung thử mấy cái ưu, nhược điểm này để làm mẫu cho mình được không. Mình cảm ơn rất nhiều:
    Cơ cấu tổ chức theo chức năng:
    Ưu điểm:
    _ Tạo hợp tác, cộng hưởng tốt trong công việc
    _ Có tính chuyên môn hóa cao.
    Nhược điểm:
    _ Quyền lực tập trung cao vào ban giám đốc
    _ Kém linh hoạt
    _ trách nhiệm của từng cá nhân đến mục tiêu chung không rõ ràng
    _ Khó đánh giá được sự đóng góp của từng bộ phận đến kết quả chung.

    Ngoài ra, những môn ở Đại học sách rất dày, và cứ kiểu trừu tượng như thế kia. Vậy thì nếu mình liên tưởng chỉ cho 1 phần trong 1 chương thì bao giờ mới hết chương đó được? Và cho dù có liên tưởng được hết thì sao mà nhớ được phần nào với phần nào vì nó có quá nhiều ấy. Hix. Sách toàn mấy trăm trang thôi à T.T

    1. Cám ơn bạn đã chia sẻ nhé.

      Khi gặp khối lượng thông tin lớn và trừu tượng, việc đầu tiên nên làm là hiểu chúng cái đã. Khi bạn đã hiểu rõ, thì bạn có khả năng tóm chúng lại bằng các từ khóa ngắn gọn, từ đó dễ dàng vẽ ra một sơ đồ hình ảnh, với hình minh họa sinh động. Lúc đó bạn đã thuộc 60-70% rồi, sau đó mới áp dụng thêm neo trí nhớ để ôn tập thêm vui nữa thì khả năng gợi nhớ lại sẽ rất cao.

      Ví dụ, thông tin bạn đưa bên trên mình biến hóa nó thành 1 cái bảng với các ký hiệu như thế này chẳng hạn. Bạn nhìn và cũng đoán được tại sao mình vẽ như vậy đúng ko.

      ví dụ minh họa :)

      Bên trái là nút like của fb, tượng trưng cho “ưu điểm” còn bên phải là ngược lại. Hai dấu cộng đang… hò hét với nhau kia là “cộng hưởng”, còn mấy cái lọ hóa học bên dưới, có 1 lọ rất cao là “chuyên môn hóa”. Còn bên phải là “nhược điểm”, đầu tiên là rất nhiều lực bị hút về phía ông chủ, cái này tượng trưng cho “quyền lực” về “ban giám đốc”, còn cái bên dưới là hình 1 đường thẳng tới đích thì ok, đi đường xoắn thì ko được -> tượng trưng cho “kém linh hoạt”, bên dưới là đường dây liên kết cái cờ (mục tiêu chung) gắn liên với trách nhiệm cá nhân rất mỏng, dưới là quả táo (kết quả) và kính lúp (đánh giá). Bên cạnh đó, nếu có từ nào khó hình dung quá, bạn có thể tham khảo https://fususu.com/mat-ma-da-vinsu/

      Sau đó thích thì mình đánh số thứ tự cho các từ khóa cần phải học thuộc trên tranh, và dùng neo trí nhớ để ôn tập cho vui. Ở đây mình chọn 1-cộng hưởng ; 2- chuyên môn hóa; 3-quyền lực; 4-cố định (tức là kém linh hoạt); 5-trách nhiệm ko rõ; 6-khó đánh giá => có thể liên kết là 1- hai dấu cộng đang dùng nến để nướng thịt, rất … ăn ý ^^! 2- một con vịt đang làm thí nghiệm hóa học; 3-ai có tim to, người đó có quyền lực ^^! 4-một cái thuyền bị cố định, ko đi đâu được cả; 5-một bà mẹ dính bầu và bị bỏ rơi (ai đó vô trách nhiệm thật) 6-có 2 chú cùng săn dc một con voi, và đang cãi nhau xem công của ai lớn hơn v.v…

      Tóm lại ba bước của nó là “Lọc khóa, Hóa hình, Kết dính”, thường thường sách dày đến mấy thì cũng chỉ có khoảng 20% là từ khóa, là thông tin quan trọng (hoặc là cần cho đi thi) thôi. Nên bạn hãy lọc ra các từ khóa, rồi biến chúng hết thành hình ảnh. Và khi ôn lại, hãy kết dính chúng lại bằng neo trí nhớ, hoặc đơn giản là ghép hết các từ khóa đó thành một câu chuyện vui vui cũng được (cách liên kết này cũng khá hiệu quả, bạn tham khảo thêm trong sách Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! nhé)

      Có thể bạn sẽ cảm thấy làm cách này sẽ mất công, dễ oải, song đừng nản. Não bộ rất phi thường, một khi nó đã quen rồi, thì nó sẽ làm những việc này rất nhanh. Cứ luyện tập, một ngày nào đó bạn sẽ phải ngạc nhiên vì sức mạnh của nó đấy. Bạn có thể tham khảo sức mạnh phi thường này ở bài https://fususu.com/dua-vai-nguoi-khong-lo

      Mong chờ tin tốt lành từ bạn,

    2. Woa, mình quả thật khâm phục khả năng sáng tạo của bạn. Chỉ cần nhìn qua hình vẽ của bạn mà giờ mình đã thuộc rồi. Trước đây mình luôn có 1 niềm tin rằng mình ko có khả năng sáng tạo mà chỉ nhờ chăm chỉ cần cù. Và khi nhìn cách bạn liên tưởng, vẽ hình ảnh thì mình nhận ra là hãy cố làm nó “đơn giản” chứ đừng nghĩ “phức tạp” mà khó hình dung.
      Cảm ơn bạn rất nhiều, mình sẽ cố gắng luyện tập ^^

  3. E thấy pp này nó khác khác so với pp trong tôi tài giỏi,bạn cũng thế… Em chưa áp dụng nhưng thấy mỗi lần lại tưởng tượng như thế thì khó quá,mà cứ thấy nó mất thời gian kiểu j đó???Có lẽ em hơi gặp khó khăn trong việc tưởng tượng!!!

    1. Bạn ơi có phương pháp nào để học nhớ lâu ngoại ngữ (tiếng Đức) mình toàn học trước quên sau! năm nay mình 36t.Mong thư hồi âm của bạn.

    2. Cám ơn bạn đã chia sẻ nhé. Bạn có thể tham khảo Clip Fususu chia sẻ về lý do tại sao hầu hết mọi người lại gặp tình trạng học trước quên sau như vậy tại đây nhé https://try.fususu.com/why-english (nói về tiếng Anh, nhưng bản chất cũng như nhau nha bạn, và các cách trong buổi Zoom chia sẻ có thể áp dụng cho mọi ngoại ngữ).

  4. Rồi thì cuộc sống tốt hơn khi chúng ta dùng não hiệu quả hơn.
    Cảm ơn bạn, mình xem ra nghiện bài viết chia sẻ của bạn, thực hành sau khi học tôi Tài giỏi như bạn thì đúng là đầu tư hiệu quả cao !

  5. Cám ơn anh đã chia sẻ, bài viết của anh rất tuyệt. Em sẽ áp dụng.
    Chúc anh luôn vui vẻ^.^

    1. Em cứ áp dụng rồi có gì khó khăn hoặc hay ho hãy chia sẻ nhé! Mong tin tốt lành từ em :)


1 2 3 19

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *