00:00 00:00
small_logo 29877 views
5
(10)

Kỹ năng giao tiếp thuyết phục bất cứ ai chỉ với… 2 đồng...

“Bố ơi, con muốn thi trường này…” “Đừng con…” “Mẹ ơi, con muốn mua cái kia…” “Không được…” “Em ơi, yêu anh nhé…” “Mơ à?” Dù kỹ năng giao tiếp thuyết phục của bạn có giỏi tới mấy, có lẽ bạn từng bị từ chối đôi lần đúng không? Mà thật ra là vô số lần ấy chứ, cảm giác đó thật không dễ chịu chút nào. Vậy phải làm sao đây?

Thật ra, ngay khi bạn có một mong muốn khác biệt, sẽ có rất nhiều người sẵn sàng xếp hàng để cản trở bạn. Cách đơn giản nhất là bạn mặc kệ tất cả, và cứ làm theo ý mình thôi. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ dũng khí để đi mọt mình. Do vậy, cách được ưa chuộng hơn cả vẫn là làm sao thuyết phục người khác, nhưng bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp thuyết phục tốt.

Dù bạn chọn cách nào thì Blog này cũng sẽ giúp được bạn. Hôm nay bạn sẽ cùng Fususu khám phá nguyên lý 2 Đồng rất thú vị, sẽ không chỉ giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp thuyết phục lên gấp đôi. Mà kể cả khi bạn bị từ chối, thì đối phương vẫn sẽ vẫn vui vẻ, và cả hai vẫn là bạn tốt.

kỹ năng giao tiếp để hiểu tâm lý mọi người

Kỹ năng giao tiếp thuyết phục với chữ Đồng thứ nhất: Đồng cảm

Khi thuyết phục người khác, hầu hết mọi người đều dùng chung một cách: tới gặp đối phương, nói ra mong muốn của mình, rồi hi vọng sẽ được đáp ứng. Đó là sai lầm đầu tiên và cũng là sai lầm lớn nhất trong kỹ năng giao tiếp thuyết phục. Tại sao?

Vì đã là con người, ai cũng có những mong muốn riêng. Nếu ví mỗi mong muốn là một đứa con thì tại sao họ phải chăm sóc con của bạn, trong khi con của họ vẫn đang quấy phá? Tại sao họ phải quan tâm tới mong muốn của bạn, trong khi mong muốn của họ chẳng có ai quan tâm?

“Bố ơi, con muốn thi trường này…” “Mẹ ơi, con muốn mua cái kia…” “Em ơi, yêu anh nhé…” (một cách nói khác của “Anh muốn em yêu anh”) Bạn thấy chứ? Hầu hết mọi người đều tập trung vào mong muốn của mình, thay vì quan tâm tới mong muốn của người khác. Đó là lý do họ thất bại.

Trong khi đó, chỉ cần thay đổi một chút thôi là mọi chuyện sẽ khác. “Bố ơi, bố có lo lắng gì nếu con thi trường này?” “Mẹ ơi, mẹ nghĩ sao nếu mua món đồ kia?” “Em ơi, em nghĩ sao nếu có một người luôn tin tưởng dù em có những dự định điên khùng nhất?”

Nếu bạn làm vậy, người bố, người mẹ và cô gái sẽ có thể bộc bạch những băn khoăn và mong muốn của mình. Có thể bạn chưa giải quyết được hết nhưng ít nhất bạn đã vượt qua được vòng gửi xe trong kỹ năng giao tiếp thuyết phục: Bạn bắt đầu tạo dựng sự ĐỒNG CẢM, còn họ bắt đầu cảm nhận được sự quan tâm. Cánh cửa giao tiếp bắt đầu mở ra.

kỹ năng giao tiếp với iphone chọc trời

Kỹ năng giao tiếp thuyết phục với chữ Đồng thứ 2: Đồng minh

Có thể bạn nghĩ, sao có nhiều trường hợp nói ra mong muốn là được đáp ứng ngay?

“Ừ, con thích thi trường nào thì thi”, “Ừ, con muốn mua gì thì mua”, “Ồ tuyệt quá, em sẽ làm vợ anh tới lúc già luôn…” 

Một phần là vì những người bố, người mẹ, người yêu ấy thật tuyệt vời (và sắp tuyệt chủng rồi). Song nguyên nhân chính là do sự tin tưởng rất lớn đã được xây dựng trước đó.

Người bố sẽ cho con tự do chọn trường khi thấy được sự trưởng thành của con. Người mẹ sẽ mua đồ khi thấy xứng đáng với những nỗ lực của con thời gian qua. Cô gái sẽ đồng ý nếu cảm thấy chàng trai ấy là chỗ dựa vững chắc sau nhiều tháng tìm hiểu.

Cây muốn lớn thì phải được chăm sóc. Thuyết phục ai đó cũng tương tự, đó là một quá trình tạo sự đồng cảm, xây dựng niềm tin để cuối cùng bạn có thể tự tin ra đòn quyết định với tỉ lệ thành công cao nhất. Dưới đây là ba ĐỒNG MINH sẽ giúp bạn gia tăng tỉ lệ thành công khi thuyết phục người khác.

Đồng minh #1: Hành động tạo đồng cảm

Hãy hình dung, một người bố làm trong ngành ngân hàng và muốn con nối nghiệp. Còn người con thì có đam mê máy tính, và suốt ngày ngồi chơi điện tử, kết quả học tập sa sút. Bạn thử nghĩ xem khi người con nói ra mong muốn trở thành hacker sau này, chuyện gì sẽ xảy ra?

Tôi tin rằng có cãi nhau to.

Song nếu người con giành thời gian để giới thiệu cho bố những tính năng thú vị trên đó, thậm chí thể hiện đam mê máy tính bằng cách tham dự những cuộc thi, những câu lạc bộ liên quan. Chắc chắn dần dần, bố sẽ hiểu và cảm nhận được niềm đam mê trong con mình.

Lúc ấy đã có sự ĐỒNG CẢM.

Đồng minh #2: Kết quả tạo niềm tin

Có nhiều trường hợp bạn đã xây dựng được sự đồng cảm lớn, song thuyết phục vẫn không thành công. Chẳng hạn như người mẹ biết con mình là fan hâm mộ đích thực của Apple, nó đòi mua nhưng mẹ không cho. Tài chính cũng chỉ là một lý do, lý do lớn là người mẹ chưa cảm thấy nó xứng đáng.

Song nếu như trong suốt học kỳ vừa rồi, người con đã nỗ lực rất nhiều để cải thiện kết quả học tập của mình và cuối năm đạt thành tích vượt trội. Lúc ấy việc đề xuất sở hữu một chiếc iPhone cũng có cơ sở vững chắc hơn, bà mẹ sẽ cảm thấy món quà đó xứng đáng để mua hơn.

Đây là sức mạnh của những kết quả xây dựng niềm tin.

Đồng minh #3: Những con người có sức ảnh hưởng

Nếu như bạn đã tạo ra sự đồng cảm, bạn đã xây dựng niềm tin bằng những kết quả tích cực mà vẫn chưa đủ thuyết phục. Thì lý do lúc này mới là, “bụt chùa nhà không thiêng”. Bạn cần một sự hỗ trợ từ các “thế lực bên ngoài”, đó là những con người có sức ảnh hưởng, và sẵn sàng giúp đỡ bạn tác động tới đối phương.

Hãy hiểu những người này không cần phải là người nổi tiếng, mà chỉ cần là người có sự ảnh hưởng tới đối tượng cần thuyết phục. Đôi khi một trăm lời tỏ tình của chàng trai với cô gái lại không bằng một lời khen của đứa bạn thân dành cho chàng, “Anh đó được lắm mày ạ, không chốt nhanh là mất đấy biết chưa…”

ĐỒNG CẢM + ĐỒNG MINH = ĐỒNG TÌNH

Note: Một số người còn dùng ĐỒNG BỌN để thuyết phục (ỷ đông hiếp yếu, ép buộc), hoặc nhiều khi là cả ĐỒNG TIỀN (đánh vào lòng tham con người) và nhiều mánh lới tinh vi khác. Những cách này có thể đem lại cái lợi trước mắt, nhưng lại là cái hại lâu dài.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp thuyết phục từ hôm nay

Vậy là bạn đã nắm được nguyên lý hai đồng để thuyết phục bất cứ ai rồi. Hãy nhớ giao tiếp thuyết phục là một quá trình xây dựng niềm tin, tạo sự đồng cảm. Kết hợp với những đồng minh là những bằng chứng thuyết phục, bạn sẽ có được sự đồng tình ủng hộ hai chân hai tay từ bất cứ ai!

Tóm lại, thuyết phục là một quá trình xây dựng sự đồng cảm, tìm kiếm những đồng minh tích cực để gia tăng tỉ lệ đồng tình vào thời điểm đưa ra đề xuất. Đó là một con đường bền vững, là kỹ năng giao tiếp thuyết phục đích thực, đem lại lợi lạc cho cả đôi bên.

Trong các kỹ năng, thì kỹ năng giao tiếp thuyết phục được xếp vào dạng khó nhất. Do đó, bạn cũng không nên kỳ vọng vào một kết quả diệu kỳ ngay lập tức, mà cần phải dành thời gian để thẩm thấu nguyên lý 2 ĐỒNG này. Nói chung đã là KỸ NĂNG, phải luyện tập KỸ càng, mới trở thành bản NĂNG!

Hãy áp dụng, rồi comment kết quả tích cực của bạn nhé!



Mong tin tốt lành!

Fususu – Nguyễn Chu Nam Phương
(Đã ký lên màn hình từ một bãi biển xinh đẹp, ngày )

Bạn cảm thấy sao?

5 / 5. Bình chọn: 10

Hãy là người đầu tiên

Share vui sẻ sướng...

Thật ư?

Thế giới cần những người như bạn!

Làm sao để bài viết này hay hơn?

Tái bút. Nếu thấy hay, hãy "tài trợ cảm hứng" cho Fususu tiếp tục sáng tạo bằng một thử thách nho nhỏ: Hãy Google từ khóa kỹ năng giao tiếp thuyết phục hoặc kỹ năng giao tiếp thuyết phục fususu, tìm bằng được Blog này, bấm vào đó quay lại đây để comment vị trí. Cảm ơn bạn lắm lắm!

59 thoughts on “Kỹ năng giao tiếp thuyết phục bất cứ ai chỉ với… 2 đồng


Wow, đã có (59) Awesome Comments!



  1. Anh ơi, em thường bị người ta nhận xét là tồ, phởn hay ngố, nói cách khác là em không hề biết tí gì về cuộc sống bên ngoài luôn, làm gì cũng chậm mà lại còn lơ nga lơ ngơ. Làm cách nào để một người như em có thể trở nên sắc sảo và cảm nhận tốt các yếu tố thực tế bên ngoài ạ? Em cảm ơn anh ^^

    1. Em hãy giao lưu kết bạn thêm nhiều người bạn có đức tính như em muốn nhé, rồi e sẽ học hỏi dc từ họ :D

    2. Thế nó lại lòi ra một cái vấn đề nữa là em rất khó kết bạn anh ạ, đặc biệt là những người có cái đức tính mà em mong muốn. Em chỉ chơi được với những người có tính giống em thôi, vậy làm sao để có thể chơi được với nhiều người có tính cách khác nhau hả anh ? :(((

    3. Có thể tính cách khác nhau, song chung 1 mục tiêu thì vẫn có thể kết bạn. Em tìm hiểu các CLB sở thích, đọc sách, tiếng Anh xem sao nhé.

  2. Anh có thể viết bài hay tư vấn cho em về việc đồng cảm được ko ạ! Ở đây ko đơn thuần là đồng cảm trong nhận thức mà đồng cảm từ đáy lòng ý. VD e thấy một ai đó gặp khó khăn và em giúp đỡ họ, nhg đấy chỉ là vì em biết đây là việc lm tốt, em biết là họ rất cực khổ nhg em không thực sự cảm nhận được nỗi đau của họ, hoặc khi bạn e buồn, e không biết phải làm sao để động viên vì em không cảm nhận được nó. Có thể do e chưa từng trải qua cảm giác đó nhg dù có từng trải qua, cảm xúc e phai đi rất nhanh nên có khi nhắc lại cx ko có cảm giác gì,điều nãy khiến mỗi khi e giúp đỡ, độg viên ai đó, e tự cảm thấy mk giả tạo. Mong nhận được lời khuyên ạ. Em cảm ơn!

    1. Kỹ năng động viên ai đó cũng là một chủ đề hay, chắc a sẽ nghiên cứu thêm ha. Song a thấy khi thấy ai đó đau buồn, đâu nhất thiết mình phải khóc theo họ? Mà hãy giữ tâm bình thản, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho họ, lắng nghe họ, đó là điều cần nhất.


1 4 5 6

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *