![]() |
Giỏi Toán Lý Hóa Quá Đơn Giản...
Nhiều bạn chia sẻ rằng nhờ các phương pháp ghi nhớ nhanh trên Blog này cũng như trong sách Numagician, mấy môn học thuộc trở nên cực kỳ đơn giản. Song làm sao để giỏi Toán Lý Hóa? Câu trả lời là… mọi thứ đều có thể, vấn đề là phương pháp. Các kinh nghiệm dưới đây đã giúp tôi đạt 28/30 điểm thi đại học khối A, đã giúp rất nhiều bạn tự tin hơn với cả ba môn Toán, Lý, Hóa, thì chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn!
Nếu như các môn xã hội giúp bạn mở rộng kiến thức, đòi hỏi ghi nhớ nhiều, thì mỗi bài tập của các môn tự nhiên giống như một vấn đề cần giải quyết, đòi hỏi bạn phải tư duy nhiều. Song bạn sẽ không phải tư duy quá nhiều, nếu biết một sự thật: Các đề thi thời nào, kỳ nào, cũng sẽ có những dạng bài nhất định. Chỉ cần bạn thành thục các dạng bài đó, là sẽ đạt điểm cao!

Bí quyết để giỏi Toán Lý Hóa… là chăm chỉ!!!
Ối! Nói thế ai chả nói được!
Song chăm chỉ cũng cần phải có phương pháp, nếu không bạn sẽ tốn thời gian vô ích. Giống như là hì hục trèo lên sân thượng của tòa nhà 7 tầng, sau đó phát hiện ra là có thang máy vậy. Hãy luôn tìm ra chiến lược hiệu quả nhất, trước khi dạy cho người khổng lồ phản xạ bên trong bạn, trước khi cài đặt cho bộ não bạn tự động tư duy nhé!
Vì là môn “tự nhiên” nên để dễ hình dung, hãy phân loại các dạng bài toán lý hóa theo… loài vật. Nếu để ý, bạn sẽ thấy bất cứ một bài nào cũng có thể phân vào ba dạng là: Gà con, Bò tót và Hổ Báo.
Giỏi Toán Lý Hóa #1
Cùng BẮT GÀ nào!
Gà con là những dạng bài đơn giản trong sách giáo khoa, mục đích của chúng đơn giản là giúp bạn thuộc công thức. Tôi thấy dạng bài này xuất hiện nhiều nhất là trong môn Lý, vì đặc điểm của môn Lý là có hàng trăm… chủ đề khác nhau, từ những quả tạ nặng hàng tấn cho tới nhỏ li ti như electron. Tiếp đến là môn Hóa, rồi cuối cùng là môn Toán, vì Hóa & Toán các kiến thức rất liên quan tới nhau.
Khi đi thi, những bài gà con thường được xếp ở vị trí đầu tiên, và thường là để gỡ điểm. Song nếu không cẩn thận, thì cũng có thể mất toi điểm như chơi. Để bắt gà con thì tương đối dễ, chỉ cần giải quyết câu chuyện hiểu và thuộc công thức. Có hai cách để bạn thuộc công thức.
Cách 1 : Đánh thức người khổng lồ phản xạ.
Đơn giản là làm liên tục khoảng 7 – 10 bài tập có công thức đó, rồi tới tuần sau ôn lại, trước khi thi ôn lại. Không nhớ mới là… chuyện lạ. Song nhiều khi không hiểu sao chuyện lạ lại cứ xảy ra liên tục :))
Cách 2 : Hình ảnh hóa, hài hước quá!
Hồi học lượng giác ngày xưa, cô giáo hay cho chúng tôi mấy câu thơ hay hay để nhớ công thức. “sin đi học, cos khóc hoài” hoặc “anh bạn cầm bát ăn cơm” rất dễ nhớ. Song tôi phát hiện ra là… không phải ai cũng giỏi thơ văn (đặc biệt tôi, với thành tích 4 điểm văn tốt nghiệp trung bình T_T). Nên tôi đã phát triển một cách nhớ công thức đơn giản hơn, phát huy thứ ngôn ngữ của não bộ, nên hiệu quả với khá nhiều người.
Ví dụ, bạn phải nhớ công thức tính chu kỳ dao động của con lắc như dưới đây.

Cách làm là bạn quan sát từng chữ cái, và tự hỏi xem nó làm bạn liên tưởng tới cái gì? Rồi sau đó liên kết lại thành một câu chuyện thú vị. Cách này sẽ tạo ra ấn tượng với não bộ, giúp bạn nhớ lâu hơn.

Giải thích: chữ T là chu kỳ, tôi nghĩ tới cái đồng hồ. Số 2 giống con vịt, số Pi giống cánh cổng. Dấu căn thì là… căn nhà. Còn L/G khiến tôi liên tưởng tới hãng LG. Và đây là tôi nhớ công thức đó: Trong 1h liền (T) có con vịt (2) đứng ngoài cửa (pi) một ngôi nhà (căn) … và xem trộm phim hoạt hình qua tivi LG, chủ nhà phát hiện ra, ông ta tức quá nên dùng tay… chặt đôi cái tivi L/G ra, khỏi xem luôn!

Hoặc trên đây là một công thức tổng quát để tính nhanh độ bội giác của kính lúp (đó là công thức tôi tự chứng minh được, và vô cùng tự hào!). Công thức này có rất nhiều phụ âm, nên chúng ta có thể linh hoạt sử dụng phương pháp Vitasusu trong bài “Học anh Siêu nhanh” và có kết quả là..

Giải thích: G là độ bội giác của kính lúp, nên tôi vẽ luôn kính lúp. Còn f là viết tắt của… phởn. Đ là màu đen, nhìn vào Đ/f tôi hình dung ra một chú rất… phởn, đội mũ màu đen (Đ/). Tay trái chú ta chống gậy (giống hề sác-lơ), tay phải thì cầm cờ (số 1) để cổ vũ (+) cho trận đấu kiếm (dấu trừ) giữa một chú phởn khác (f) và một chú lùn (L), trận đấu diễn ra trên (/) một… ống cống (OC).
Bắt gà thật đơn giản phải không nào? Tôi khuyến khích bạn dùng cả hai cách trên. Tức là sau khi chế cho công thức vui vẻ, hẵng bắt tay vào làm bài tập. Bạn sẽ vừa có những giây phút thoải mái, mà hiệu quả ghi nhớ dạng bài lại tăng lên do bộ não được sung sướng. Chú ý: để thực hiện được tốt, bạn hãy dành thời gian để luyện khả năng tưởng tượng liên kết với các bài tập rèn trí tưởng tượng.
Giỏi Toán Lý Hóa #2
Cùng ĐẤU BÒ TÓT!
Các chú bò tôi thấy hay thấy xuất hiện trong Toán và Hóa, và một số chủ đề khá sâu của Lý như điện, gương, con lắc, chuyển động. Vì sao là bò, vì đúng là “trâu bò” hơn thật. Không những bạn sẽ phải thuộc nhiều công thức hơn, mà còn phải phối hợp chúng thật nhuần nhuyễn. Và thi thoảng nếu làm sai ở một khâu nào đó là đau điếng người, như bị bò húc vậy!

Bò tót thường chỉ chạy theo một đường nhất định, và các dạng bài này cũng vậy, chúng cũng có quy trình nhất định để giải. Nếu bạn thành thục… quy trình đấu bò tót TAM GIẢI dưới đây thì cho dù xuất phát điểm có thế nào thì điểm 8, 9 sẽ luôn nằm trong tầm tay của bạn (vì sự thật là các dạng bài này chiếm đa số điểm trong bài thi).
Quy trình TAM GIẢI để giỏi Toán Lý Hóa
Để chuẩn bị tốt nhất cho quy trình này, mỗi môn bạn cần phải có một bộ sách hay, phân loại dạng bài từ dễ tới khó, cập nhật đề thi gần đây và quan trọng là… phải có giải, càng chi tiết càng tốt. Chọn sách nào thì tốt nhất bạn nên tham khảo thầy cô để được cập nhật nhất (còn bộ sách tôi dùng cách đây hơn 10 năm… chắc khó tìm). Ngoài ra, hãy chuẩn bị đồng hồ bấm giờ, và một cốc nước ấm. Lúc này bạn đã sẵn sàng “cài đặt” dạng bài này vào não bộ, và khi đi thi, “người khổng lồ não bộ” sẽ tự động giúp bạn!
Bước 1 : Thử GIẢI
Bạn hãy bấm đồng hồ 5 phút, và cho phép mình thử giải trên nháp. Lúc này có hai tình huống xảy ra.
Trường hợp A: Nếu bạn giải thành công, bạn có thể chuyển qua bước 3.
Trường hợp B: Hết thời gian đã định rồi mà vẫn không giải được, hoặc không có hướng giải. Thì không phải là bạn không thông minh, mà đơn giản là bạn chưa biết cách mà thôi. Đừng cố giải tiếp, hãy chuyển sang bước 2.
Bước 2: Học GIẢI
Đơn giản là giở sách giải ra và xem. Nhưng nhớ là xem thôi, không chép. Chép giải khác hoàn toàn với học giải. Chép giải, là bạn nhìn tới đâu chép tới đó, chép xong thì gập sách lại, cách làm này chỉ có một lợi ích duy nhất là trả nợ cho thầy cô giáo, chứ không giúp ích được bạn về lâu dài.
Còn học giải thì khác. Học giải là bạn mở sách ra, đọc kỹ từng đoạn, xem tại sao mình không làm được. Sau đó đóng sách và tự làm lại. Trong quá trình làm, nếu quên, bạn có thể mở ra xem tiếp, rồi lại đóng lại. Đây chính là quá trình các liên kết nơ-ron hình thành trong bộ não của bạn, bạn đang “học hỏi” cách làm.
Hãy nhớ chép giải mới xấu, chứ học giải không xấu. Người ta có câu đừng phát minh lại cái đèn dầu, nếu bạn không giải quyết được một vấn đề nào đó, đơn giản là bạn chưa biết cách mà thôi. Nếu đã có sẵn cách làm (sách giải), sao bạn không học hỏi để làm cho nhanh? Và dành sự sáng tạo của mình để tìm ra cách làm nhanh hơn?
Bạn có thể dành 3 tiếng đồng hồ để… giải quyết một bài duy nhất nào đó, để rồi sau đó đi khoe với bạn bè. Cũng sướng đấy, nhưng chuyện gì xảy ra nếu bài đó không có trong bài kiểm tra? Tôi thì thích thể dành 3 tiếng để “cài đặt” thành công 5-7 dạng bài khác nhau, để khi đi thi, tôi sẽ có cơ hội đạt nhiều điểm cao hơn.
Bước 3: GIẢI lại
Hãy tìm thêm ít nhất 3 bài nữa tương tự, thậm chí nhiều hơn thì càng tốt, và giải chúng cho tới khi bạn cảm thấy không phải suy nghĩ nhiều khi giải. Và cũng nên bấm giờ để thấy mỗi lần làm, bạn làm nhanh hơn. Cảm giác đó sẽ kích thích não bộ và gia tăng sự tự tin cho bạn. Đây là giai đoạn bạn làm cho các liên kết nơ-ron bền chặt để hình thành phản xạ khi đi thi. Lúc này, cốc nước phát huy tác dụng, mỗi lần bạn hoàn thành, hãy tự thưởng cho bản thân một ngụm nước và một hơi thở sâu ^^!
Đó là quy trình TAM GIẢI để thành thục một dạng bài. Nếu có nhiều dạng bài khác nhau, bạn hãy dùng giấy note ghi lại quy trình giải, công thức và dán lên một góc nào đó, hoặc có thể tổng hợp lên một tờ giấy như gợi ý trong hình ảnh bên dưới, và thi thoảng ôn tập lại để đảm bảo não bộ khắc sâu.

Lưu ý những chú gà “lưu manh giả danh bò tót”
Đôi khi có những bài nếu giải theo đúng quy trình trong sách hướng dẫn thì rất dài. Nhưng nếu bạn dành thời gian tìm ra cách làm nhanh hơn, bạn hoàn toàn có thể rút ngắn quy trình. Ngày xưa học lý, có đợt tôi từng gặp những bài Lý tính độ bội giác phải dùng tới tận 2-3 trang để giải, xem mọi sách giải đều không có cách nào khác.
Thế là tôi đã tự… tìm tòi, tự chứng minh 3 công thức tính độ bội giác tổng quát cực nhanh, mất đúng 1 dòng dể giải! và khi đi thi, cứ gặp cái đề bài dài ngoằng đó, trong khi bà con khác đang gặm bút, thì tôi lại cười vì chỉ việc thay số vào là xong, ta-da!

Bạn có thể download và tìm hiểu thêm về công thức này trong bộ công thức tính nhanh vật lý trong link dưới đây. Hồi ôn thi đại học, tôi chủ yếu online để giải bài giúp người khác trên một diễn đàn học tập, và tổng hợp được chúng. Hãy đơn giản là thưởng thức. Mini Ebook này cũng khá xưa rồi (từ những năm 2007), song tôi tin là vẫn còn hữu ích. Hãy click vào ảnh dưới để download nhé!
Giỏi Toán Lý Hóa #3
Tụi Hổ báo thì sao?
Thật ra, khi bạn bắt gà thành thạo, đấu bò tót ngon lành thì đi thi điểm 8 – 9.5 là chuyện tất yếu. Còn để được 10 tròn trĩnh, bạn phải xử được tụi “hổ báo” này. Tôi gọi là “hổ báo” vì ngày xưa ở lớp, mỗi lần anh em nào giải được bài khó là mắt cô chủ nhiệm sáng quắc, bà con ở dưới thì ồ lên, “Wow, hổ báo quá!”
Hổ báo cũng có hai dạng: Một là những bầy báo con. Hai là những con hổ chúa.
Những bài khó thường có hai dạng. Một là sự lai ghép của các dạng bài với nhau. Hai là tùy biến một bài cơ bản nào đó bằng cách giấu ẩn, hoặc thủ thuật tinh vi nào đó để che mắt bạn, hổ chúa có khác, rất nham hiểm ^^!
Để xử được đống báo con này bạn chỉ cần nắm một nguyên tắc hoạt động của não bộ. Đó là nó thông minh hơn bạn nghĩ nhiều. Khi bạn luyện thật thành thục tất cả những con bò tót, khi não của bạn phản xạ cực nhanh với tất cả các dạng bài phổ biến, sẽ có một điều kì diệu xảy ra. Nó bắt đầu phân tích được những dạng bài lai ghép về dạng cơ bản, một bầy báo con chỉ có sức mạnh khi chúng tập hợp lại, một khi bạn đã tách được ra rồi thì xử lý từng con rất dễ. Hãy thành thục đấu bò tót, báo con sẽ chẳng là gì :D
Còn hổ chúa, chúng rất tinh khôn nên thường chẳng có quy trình cố định. Do vậy bạn cũng phải… cáo già một chút. Tức là bạn phải chủ động đi săn lùng chúng thay vì bị vồ bất ngờ. Tốt nhất là sưu tập các bài sao, bài khó và làm trước ở nhà… càng nhiều càng tốt để khi đi thi, bạn sẽ bình tĩnh khi đối diện, cũng như nếu may mắn, thì gặp lại một chú hổ quen thuộc ngày nào!
Như vậy là bạn đã có trong tay đầy đủ công cụ để từng bước nâng điểm số các môn tự nhiên của mình lên mức 8-9-10 rồi. Bước còn lại chỉ là hành động mà thôi. Hãy nhớ, chỉ có hành động mới đem lại kết quả! Hãy hành động, just do it! Hãy bắt đầu tìm kiếm những cuốn sách hay và cày nhé, khi sách nhăn nheo là dấu hiệu cho thấy bạn bắt đầu thành thục đấy. Hiện trên thị trường có rất nhiều sách giải, song bạn nên chọn các sách được đánh giá cao, Tiki là một trang cho phép người dùng đánh giá về sách, bạn có thể tham khảo vài cuốn tại đây: giải toán, giải lý, giải hóa.
Bên cạnh đó, một số bạn cũng chia sẻ rằng khả năng xử lý và tính toán của mình rất chậm. Vậy thì đơn giản là cải thiện nó thôi. Gần đây tôi vừa mới hoàn thành xong một ebook nhỏ hướng dẫn tính nhẩm nhanh, sẽ giúp bạn không những làm bạn bè người thân lác mắt, mà còn có thể tăng khả năng xử lí những vấn đề liên quan tới logic, xâu chuỗi vấn đề dễ dàng hơn nhiều sau một tuần luyện tập. Do tính giá trị của nó, nên tôi không đảm bảo rằng sẽ miễn phí mãi mãi. Nên hãy nhận ngay từ bây giờ khi còn FREE!
Ebook giúp bạn luyện tính nhẩm bình phương siêu nhanh, tới tận 3 chữ số, khiến bạn bè tròn mắt |

Mong tin tốt lành!
Fususu – Nguyễn Chu Nam Phương
(Đã ký lên màn hình từ một bãi biển xinh đẹp, ngày )
Tái bút. Nếu thấy hay, hãy "tài trợ cảm hứng" cho Fususu tiếp tục sáng tạo bằng một thử thách nho nhỏ: Hãy Google từ khóa giỏi toán hoặc giỏi toán fususu, tìm bằng được Blog này, bấm vào đó quay lại đây để comment vị trí. Cảm ơn bạn lắm lắm!

Nói chung, học hành, làm việc, ra quyết định… dù làm gì bạn cũng phải dùng tới não. Thượng đế ban cho bạn, cho tôi, cho mỗi người bộ não thiên tài, chỉ tiếc là ngài quên gửi hướng dẫn sử dụng mà thôi.
Nếu một người trí nhớ “cá vàng”, tốt nghiệp tiểu học trung bình vì 4 điểm Văn như tôi có thể nhớ dãy Pi dài 1000 số, đạt 28/30 thi đại học, xuất bản tới 9 cuốn sách, thì không có gì là bạn không thể.
Tất cả những gì bạn cần chỉ là chìa khóa để giải phóng sức mạnh não bộ! Hãy sẵn sàng để đánh thức phù thủy trí nhớ trong bạn!

ĐỌC THỬ EBOOK » | XEM SÁCH GIẤY » |
614 thoughts on “Giỏi Toán Lý Hóa Quá Đơn Giản”
Wow, đã có (614) Awesome Comments!
anh susu oy. e moi hk o khoa hoc ve. nhung mon hoa em thay kho ưa.nam nay len 11 ui ma hoa, ly, ko bit gi lun a oy.hĩ.em hoc khoi d nhung h mun ưa hoc khoi a de noi nghiep ba me e. a giup em hoc toan, ly hoa, tu dau nhe??
anh ơi, năm nay em lên lớp 12, hè này em định học hết 3 môn toán, lý, hóa để lớp 12 luyện đề. Hóa thì coi như em học cũng hòm hòm rồi, bởi vì em chuyên hóa, toán thì cũng đc mấy phần, em định học xong hết toán rồi đến lý, sau đó ôn lại hóa. Như thế có được k ạ?? Hay phải học 3 môn đồng thời hả anh??
Cám ơn em đã chia sẻ nhé. Cái này thì anh nghĩ là tùy người đấy, có người thì cảm thấy thoải mái hơn khi học cùng lúc cả 3 thứ (như anh chẳng hạn, anh đi đo vân tay thì họ cũng bảo anh có thiên hướng làm nhiều việc một lúc ^^!), còn có người thì phải làm tập trung thì nó mới hiệu quả. Do vậy, anh nghĩ em cứ thử mỗi cách trong khoảng 1 tuần, xem cái nào hiệu quả hơn là biết ngay :D
Nếu thế thì em sẽ thử ạ. Cám ơn anh đã góp ý cho em! :D
em cam on anh a. cau tra loi cua anh rat hay.
a`. neu em su dung cach nay cua anh thi em co nen di hoc them, de? tang nang suat len khong a.?
p/s:nam nay em 11 len 12, nen em muon co dc phuong phap hoc toi uu, de? diem dai hoc la cao nhat co the?(30)^^.
Thật sự thì ngày xưa, để nắm được các dạng bài hay cũng như cách làm chúng hiệu quả nhất, anh cũng đi học thêm, và cũng may mắn là anh được học từ những người thày cô chia sẻ những phương pháp rất hay. Nên nếu sắp xếp được thời gian, em cứ nên tìm những thày cô hay để học phương pháp. Song chú ý, quan trọng nhất vẫn là việc luyện tập để hình thành phản xạ, nên thật ra nếu ko xếp được thời gian đi học thêm, em có thể mượn vở bạn bè để xem những bài hay, hoặc những cách giải hay là được ^^! hi hi.
anh phuong oi, em thay cac hs gioi thuong chi hieu bai, hieu ban chat roi co the lam dc bai tap rui ma. Phuong phap nay hoi mat thoi gian de? tha`nh thao het cac dang lam.
vd: nhu thu khoa nguyen kim phuong(30 khoi B), hay nhieu nguoi khac ….
Do la cam nhan cua em sau khi doc xong bai viet.
Cám ơn em đã chia sẻ nhé. Cách này anh chia sẻ là dành cho tất cả mọi người muốn đạt kết quả cao, cho dù xuất phát điểm của họ ở đâu. Còn tất nhiên sẽ có những bạn nhanh hơn, làm 1-2 lần là hình thành liên kết rất chặt luôn, song những người được tạo hóa ưu ái cho trí nhớ và khả năng tư duy vận dụng tuyệt như vậy thường hiếm lắm ^^! (lớp anh xưa 60 mống toàn người giỏi cũng chỉ có 1 đồng chí như vậy thôi, khá lười song rất thông minh, bài nào nghĩ cũng rất nhanh, còn lại thì đều giỏi do luyện tập hết). Hơn nữa, khi em thành thục các dạng bài và có sự chuẩn bị trước như vậy, thì khả năng chính xác vẫn đảm bảo hơn là những người nước đến chân mới nhảy, bài đến nơi thì mới tư duy. Nó cũng sẽ ảnh hưởng tới cách thức sau này em làm việc nữa đấy, anh phát hiện ra sự kiên trì mà anh có được bây giờ cũng là do hàng giờ ngồi “luyện” như vậy ^^! Tất nhiên, em cũng có thể tìm một cách khác phù hợp với em, đó là lựa chọn của em mà. Hãy làm những thứ mà em cho là tốt nhất với em, vì điểm số của em do em chịu trách nhiệm mà. Mong tin tốt lành từ em :)
bài của anh rất hay. anh cho e link của cái video mà ngủ 30 ý ạ. em tjm mãi ko thấy. cảm ơn anh nhju
đó là audio chứ em, em tìm trong này nhé https://fususu.com/chien-luoc-ngu-ngay
Anh Fususu ơi em hiện đang là sinh viên khi học khóa học em thấy a diễn thuyết rất hay không gây cảm giác nhàm chán cung cấp đủ thông tin qua những từ ngữ hài hước giàu hình ảnh, em thực sự rất hâm mộ anh ạ. Anh có thể chia sẻ cách làm thế nào? , học ở đâu ? nên tham gia hoạt động gì?để có thể thuyết trình đầy đủ ,gây cảm giác hứng thú cộng thêm cả cách nói chuyện hấp dẫn được không ạ. Em làm mãi mà không được ạ. Anh giúp e với ạ.
Em cảm ơn anh nhùi nhùi ạ!
Cám ơn em đã chia sẻ nhé.
Cách đơn giản mà hiệu quả bền vững nhất đã từng giúp anh tiến bộ là đọc sách và tìm cơ hội thực hành liên tục.
Một vài cuốn, em tìm đọc nhé, đều có sách tiếng việt hoặc ebook hết đấy ^^!
1. SmallTalk + BigTalk ~ Debra Fine
2. Sức mạnh thuyết phục ~ Kurt W.Mortensen
3. Đánh thức người khổng lồ trong bạn ~ Anthony Robbin
Những cuốn trên sẽ trang bị cho em những kiến thức nền tảng về thuyết phục và truyền cảm hứng, đồng thời giúp em vượt qua nỗi sợ đứng trước đám đông. Còn kỹ thuật thuyết trình cụ thể thì em chịu khó search sách, audio, hoặc video của Craig Valentine và Darren Lacroix.
Mong chờ tin tốt lành từ em.
P.s. cách đơn giản hơn nữa là… chờ sách của anh ra lò ^^! song chắc là trong năm nay chưa có đâu ^^!
Anh Phương ơi cho a tư vấn giúp em với, e đang học lớp 11, năm tới lên 12, e dự định sẽ học giành toàn bộ thời gian hè này để học hết chương trình toán,lý, hóa của lớp 12, như thế thì sẽ có nhiều thời gian tập trung ôn thi khi vào năm học. Vậy thì em nên sắp xếp thời gian như thế nào, học theo chuyên đề hay bắt tay vào giải đề luôn?,…cách học như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất ạ^^ hiện tại những gì em học trên trường thì mỗi phần đều học qua và chưa kỹ lưỡng ạ.
A giúp em với nha! em cảm ơn a
Cám ơn em đã chia sẻ nhé, em chủ động thế là rất tốt. Kinh nghiệm của anh là nếu còn nhiều thời gian như em thì cứ làm theo chuyên đề, ngoài việc giúp em có nền tảng sâu hơn, em sẽ thấy được sự thú vị và yêu thích thêm môn học, một phần rất quan trọng giúp em có động lực bước tiếp. Còn sang năm bắt đầu giải đề cũng chưa muộn ^^! Mong tin tốt lành từ em :D