làm sao giỏi văn hả ông giời!
00:00 00:00
small_logo 152882 views
4.8
(80)

Làm sao giỏi Văn, giỏi Viết lẫn Lách...

Thật buồn cười khi một người từng đạt 4 điểm Văn tốt nghiệp tiểu học, lại chia sẻ cách làm sao giỏi văn. Dù sao đi nữa, thì sau đó, tôi đã đạt 8 điểm Văn khi học phổ thông (hồi đó, chẳng bao giờ có điểm 10 Văn, 9 thì hiếm vô cùng) và sau này là xuất bản tận 7 cuốn sách!

Làm sao giỏi Văn #1 – Hãy tự tin lên, và nhớ sự thật này về điểm số.

Bí quyết đầu tiên để giỏi bất cứ thứ gì là bạn phải tự tin. Song làm sao giỏi văn, làm sao để để tự tin trong môn văn? Trong khi điểm số lẹt đẹt. Bạn cần nắm được sự thật này: Đó là nếu cho các tác giả nổi tiếng làm bài kiểm tra Văn vừa rồi của bạn, chưa chắc điểm họ đã cao, thậm chí lẹt đẹt. Vì sao?

Thứ nhất, thế mạnh của các nhà Văn là sáng tác, mà Văn ở trường càng học lên cao bạn lại càng chú trọng tới phân tích tác phẩm. Điều đó cũng giải thích tại sao ngày bé, chúng ta thường đạt điểm cao môn Văn, vì hồi đó hầu hết là Văn miêu tả sáng tác. Dạng Văn này giúp đánh thức hạt giống sáng tạo có sẵn bên trong bạn.

làm sao giỏi văn ư? bài văn này thật bá đạo hạt gạo

Thứ hai, hiếm có tác phẩm nào xuất sắc từ đầu. Ngay cả Harry Potter, trước khi nổi tiếng toàn thế giới, J.K Rowling bị từ chối bởi tận 12 nhà xuất bản. Nhiều tác giả dành cả chục năm viết đi viết lại mới ra lò tác phẩm hay, huống chi là những bài kiểm tra bạn chỉ được viết duy nhất một lần? (Nếu thầy cô cho nộp bài qua email, chắc là điểm số sẽ khác)



Mong tin tốt lành!

Fususu – Nguyễn Chu Nam Phương
(Đã ký lên màn hình từ một bãi biển xinh đẹp, ngày )

Bạn cảm thấy sao?

4.8 / 5. Bình chọn: 80

Hãy là người đầu tiên

Share vui sẻ sướng...

Thật ư?

Thế giới cần những người như bạn!

Làm sao để bài viết này hay hơn?

Tái bút. Nếu thấy hay, hãy "tài trợ cảm hứng" cho Fususu tiếp tục sáng tạo bằng một thử thách nho nhỏ: Hãy Google từ khóa làm sao giỏi văn hoặc làm sao giỏi văn fususu, tìm bằng được Blog này, bấm vào đó quay lại đây để comment vị trí. Cảm ơn bạn lắm lắm!

474 thoughts on “Làm sao giỏi Văn, giỏi Viết lẫn Lách


Wow, đã có (474) Awesome Comments!



  1. Bài viết tuyệt vời anh ạ ^^ e sẽ rèn luyện bằng cách viết nhật kí, mong một ngày viết được hay như anh :))

  2. Những gì anh chia sẻ bên trên em thấy rất là hữu ích đấy ạ. Em thì tính ra viết văn cũng không hẳn là hay nhưng điểm cũng tàm tạm thì em có một thêm một chia sẻ là mọi người là trước khi học một tác phẩm thì cũng hãy tìm hiểu về tác giả của tác phẩm ấy, tìm hiedủ về tính cách, hoàn cảnh sống, phong cách viết văn và cái nhìn của họ trong thời kì đó cũng là một cách để giúp cho mình dễ cảm những bài văn đó hơn. Đó là một ít kinh nghiệm của em chia sẻ cùng mọi người và anh Phương ạ. Cảm ơn anh vì những bài viết rất rất hữu ích này.

  3. mình đang luyện thói quen viết mỗi ngày đôi lúc thấy mình viết sao dở quá, rất cảm ơn bài viết của bạn, mình lại có thêm động lực để viết. Chúc bạn mọi điều tốt đẹp…

  4. Bài viết hay. Mặc dù em đã qua tuổi học sinh. Tuy nhiên kĩ năng viết cũng rất quan trọng trong cv. Có thể rèn luyện đc mỗi ngày. Cám ơn anh

  5. Bài viết rất hay và truyền cảm hứng anh ạ ! Cảm ơn anh !
    Thưa anh , em có câu hỏi : Với những đề văn yêu cầu viết về một triết lí cuộc sống , theo anh có cách nào viết được tốt không ạ ? Em thấy đôi khi phải trải qua nhiều điều thì mới có thể thấm thía những điều như vậy . Thế thì khó mà tránh khỏi thấy bí ý tưởng .

    1. Có hai cách để em trải nghiệm cuộc sống. Một là qua đời thực. Hai là qua sách. Em có thể đọc những cuốn sách, đặc biệt là truyện về triết lý sống như Ping – vượt khỏi ao tù, Nhà giả kim, và đặc biệt nếu như em học tĩnh tâm, quan sát cuộc sống thì cũng sẽ có rất nhiều ý tưởng. Em tham khảo nhé https://fususu.com/rua-va-tho

  6. Cảm ơn anh về bài viết :-).
    Nó có thể giúp em học hỏi thêm phương pháp đề nâng cao khả năng viết lách. Và em cũng có câu hỏi :Em thường có thói quen trước khi làm bài là viết nháp. Việc đó sẽ giúp e sắp xếp ý,sửa lỗi sai,thêm bớt ý nếu cần thiết. Nhưng đó là khi làm ở nhà có thời gian,vậy khi thi làm sao mình k cần viết nháp nhưng vẫn đảm bảo bố cục,sắp xếp ý được mạch lạc ạ?
    Cảm ơn a.

    1. Khi đi thi, em cũng nên dành 5 phút viết các ý chính định viết ra nháp, trước khi viết. Như kiểu một tấm bản đồ giúp mình định hướng trước ấy mà. Ngoài ra, khi em viết đủ nhiều, hoặc luyện não với một trí tưởng tượng tốt, em sẽ có khả năng sắp xếp ý trong đầu trước khi viết luôn. Tất nhiên nó sẽ khó có thể hay bằng việc viết ra rồi viết lại, song nếu năng lực tốt thì cũng đảm bảo độ hay 80% ^^!

  7. Em là một học sinh chuyên văn nên bí từ hay lủng củng có thể không phải một vấn đề quá lớn. Nhưng em lại gặp môt vấn đề không nhỏ kèm theo là: hay diễn đạt rườm rà, khó hiểu, nhiều khi thành sáo rỗng. Anh có gợi ý sáng tạo gì giúp em với ạ. Em cảm ơn anh ạ!

    1. Cám ơn em, câu hỏi rất hay.

      Để xử lý vụ rườm rà, em hãy tập kỹ năng “ngắn dài ngược xuôi” nhé, ví dụ có một ý là “Hôm qua mẹ em đi ra chợ”, em thử viết ra 3 câu. 1 câu ngắn hơn nhưng vẫn đủ ý. Vd. Hôm qua mẹ đi chợ; 1 câu dài hơn, vd. “Hôm qua trời đẹp mẹ em xách giỏ đi ra chợ huyện.”; 1 câu ngược lại, “Hôm qua chợ đông, mẹ em đi ra mua đồ.” Khi em có thể viết ngắn dài ngược xuôi một cách thành thục, thì bất cứ ý nào mình cũng có thể diễn đạt được tùy lượng thời gian, lượng từ mình muốn ^^!

      Còn để xử lý vụ sáo rỗng, thì khi mình viết có cảm xúc, có suy nghĩ của mình thật ở đó, thì sẽ không bao giờ rỗng đâu em. Trừ khi mình không biết, mà viết là biết, hoặc không rõ nhưng copy nguyên xi của người khác, thì mới sáo rỗng thôi.

    2. Em cảm ơn anh ạ! Điều anh nói nghe có vẻ đơn giản nhưng thật không phải ai cũng có thể nghĩ ra đâu (như em chẳng hạn ^^). Em thấy kỹ năng “ngắn dài ngược xuôi” của anh rất thú vị, và chắc chắc em sẽ áp dụng nó để cải thiện sự viết lách của mình. Em xin cảm ơn anh một lần nữa ạ! :)


1 2 3 39

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *