cách học thuộc lòng hiệu quả với phao câu
small_logo 52313 views
4.6
(23)

Học không vào thì mình… làm “PHAO”...

Làm gì khi học không vào? Câu trả lời là làm phao thật lạ, FuSuSu, chuyên gia về cách học thuộc lòng lại cổ súy các bạn học sinh làm phao ư? Hãy bình tĩnh và đọc hết bài này, bạn sẽ nắm được 3 bước để tạo ra một loại “phao” hợp pháp trong mọi kì thi, giúp “câu” kiến thức từ trong đầu rất hiệu quả, tôi gọi nó là “phao câu”.

Phao câu? Liên quan gì tới học không vào hay cách học thuộc lòng hiệu quả?

Một lần nữa tôi xin nhắc lại, đây là một cách học thuộc lòng thuộc loại bá đạo, một loại phao giúp câu kiến thức từ trong đầu ra, đã giúp tôi biến cả tập đề cương dày cộp lên một trang giấy nhỏ, và không cần đem vào phòng thi, mà vẫn có thể đạt điểm cao, chứ không liên quan gì tới gà qué đâu nhé.

cách học thuộc lòng hiệu quả với phao câu

Hàng ngàn học viên của tôi trước đây đã dùng cách học thuộc lòng hiệu quả này và đánh giá nó còn dễ dùng, dễ nhớ hơn cả sơ đồ tư duy. Trước khi bật mí phương thuốc cho chứng bệnh học không vào, để tránh kích thích một số thứ không nên kích thích (đặc biệt là tuyến nước bọt), tôi xin gọi tắt “Phao câu” là PC.



Mong tin tốt lành!

Fususu – Nguyễn Chu Nam Phương
(Đã ký lên màn hình từ một bãi biển xinh đẹp, ngày )

Bạn cảm thấy sao?

4.6 / 5. Bình chọn: 23

Hãy là người đầu tiên

Share vui sẻ sướng...

Thật ư?

Thế giới cần những người như bạn!

Làm sao để bài viết này hay hơn?

Tái bút. Nếu thấy hay, hãy "tài trợ cảm hứng" cho Fususu tiếp tục sáng tạo bằng một thử thách nho nhỏ: Hãy Google từ khóa học không vào hoặc học không vào fususu, tìm bằng được Blog này, bấm vào đó quay lại đây để comment vị trí. Cảm ơn bạn lắm lắm!

397 thoughts on “Học không vào thì mình… làm “PHAO”


Wow, đã có (397) Awesome Comments!



  1. cái này có giống mindmap ko anh, nên sd mm hay làm phao câu kiểu này vậy anh

    1. Cái này khác mindmap nhé. Nó tổng quan hơn mindmap :) và khi làm đôi khi sẽ ra mindmap

  2. Anh ơi em rất ngưỡng mộ anh, anh chia sẻ rất nhiều điều hữu ích cho mọi người, những thứ mà anh đã phải mất rất nhiều thời gian mới có được. hihi những bài viết của anh rất tâm huyết tỷ mỉ và còn rất vui nữa, em còn phải học hỏi từ anh nhiều điều, mong sao trong tương lai em sẽ gặp dc anh. các bài viết của anh, bài thì em áp dụng , bài thì em còn mơ hồ :V ,còn bài này thì em cũng chưa biết cách áp dụng cho triết như thế nào , anh có thể làm rõ tường bước rùi tóm tắt bằng ký hiệu trên tờ giấy giống EDISON dc ko, cụ thể là 1 phần của sách triết sau, em muốn học hỏi từ người dc 8.5 /10 triết ( kinh khủng thât @_@ ) : 2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng – hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy
    vật
    Trong lịch sử, cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật đã được hình thành và phát triển với ba hình thức cơ bản là: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại. Trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể, coi đó là thực thể đầu tiên, là bản nguyên của vũ trụ. Nhận thức của các nhà triết học duy vật cổ đại mang nặng tính trực quan nên những kết luận của họ về thế giới còn ngây thơ, chất phác. Tuy còn rất nhiều hạn chế nhưng chủ nghĩa duy vật thời cổ đại về cơ bản là đúng vì nó đã lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, nó không viện đến một thần linh hay một đấng sáng tạo nào để giải thích thế giới. Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, thể hiện khá rõ từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đạt đỉnh cao vào thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ cơ học cổ điển đạt được những thành tựu rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm của chủ nghĩa duy vật cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc của cơ học cổ điển. Đây là phương pháp nhận thức thế giới như một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng, giảm đơn thuần về số lượng và do những nguyên nhân bên ngoài gây ra. Tuy chưa phản ánh đúng hiện thực trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, nhất là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp từ thời kỳ trung cổ sang thời Phục hưng ở các nước Tây Âu. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật do Mác và Ăngghen bắt đầu xây dựng từ những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được Lênin và những người kế tục ông bảo vệ và phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng triệt để những thành tựu khoa học tự nhiên đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại và chủ nghĩa duy vật siêu hình thời cận đại, đạt tới trình độ là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử. Trên cơ sở phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã cung cấp công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. ………………………………… cám ơn anh trước hihi

    1. Cám ơn em nhé ^^! Tốt nhất là em tự làm theo các bước anh hướng dẫn trên, rồi có từ nào khó không “chế” được thì em comment ra đây, anh sẽ hỗ trợ. Như thế vừa tiết kiệm thời gian cho anh, mà em lại vừa được học hiệu quả hơn :)

  3. Cái này áp dụng được cho toán cao cấp ko anh, toán cao cấp nhiều công thức lắm, mà em cũng ko bít cách dùng sơ đồ tư duy cho môn đó kiểu j . thank anh

    1. Cứ cần ghi nhớ gì thì đều áp dụng được hết nhé.

  4. Anh giúp em hóa hình những từ này với ạ: chưa đào tạo, kinh nghiệm, khoa học kĩ thuật, trình độ, cơ cấu, tích cực, thất nghiệp.Cảm ơn anh nhìu ạ!!!

    1. Chưa đào tạo —> Chưa + cái xẻng (đào) + tạo
      Kinh nghiệm —> vương miện (kinh ~ King, vua) + nghiệm
      Khoa học kĩ thuật –> cái này viết tắt KHKT được mà ^^!
      Trình độ –> Trình + độ C
      Cơ cấu —> Cơ bắp + cấu
      Tích cực —> x cực
      Thất nghiệp –> 7 nghiệp ^^!

  5. Anh ơi anh có thể cho thêm vài ví dụ về cách để lọc khóa được không anh em vẫn chưa hiểu như thế nào là từ nối và từ thừa . Thank anh

    1. Ví dụ anh lọc khóa luôn câu này của em nhé…
      —-
      Anh ơi anh có thể cho thêm vài ví dụ về cách để lọc khóa được không anh em vẫn chưa hiểu như thế nào là từ nối và từ thừa . Thank anh
      —-
      Từ khóa: ví dụ, cách lọc khóa, chưa hiểu, từ nối, từ thừa

  6. Anh ơi, anh có thể cho ra bài nào sự tự tin được hông? Em bị bệnh “ngại ngùng” kiểu sao sao ý! Nó ngăn em đạt được những điều em mong muốn hoặc muốn thử sức nhưng do tự ti và ngượng nên không dám. Ví dụ mới hôm nay vào nhận lớp, em chả dám bắt chuyện với bạn nào, cũng k tự tin đặt câu hỏi với cô và xung phong nhận nhiệm vụ!
    P/S: Klq nhưng anh ơi, anh thấy vào làm ban cán bộ lớp có lợi thế và rèn luyện được cho mik nhiều điều đc hok?


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *