kỹ năng lắng nghe - phải lắng cái tôi xuống...
00:00 00:00
small_logo 6785 views
5
(5)

Cách Giao Tiếp Hiệu Quả Cho “Ông Nội Bà Ngoại”...

Dù đề cập tới “ông nội” và “bà ngoại”, song Fususu tin rằng Blog này là dành cho bạn, hay cho bất cứ ai muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống. Thực ra “nội” với “ngoại” ở đây là hai kiểu tính cách dễ thấy: Hướng nội, hướng ngoại. Dành ít phút đọc Blog này, bạn sẽ hiểu hơn và biết cách giao tiếp hiệu quả với họ, cũng như giúp họ giao tiếp với nhau.

Đầu tiên tôi rất biết ơn ai đã phát minh ra thuật ngữ “người hướng nội” và “người hướng ngoại”. Từ khi có nó, những người nói nhiều trong công ty tôi ngày xưa không bị gán mác “lắm chuyện”, còn những người ít nói như tôi cũng được an ủi khi thoát khỏi mác “tự kỉ”. Chưa kể là khi hiểu nhau hơn, chúng tôi cũng thông cảm hơn, và biết cách giao tiếp hiệu quả hơn.

cách giao tiếp hiệu quả cho ông nội bà ngoại

Tất nhiên, Blog chỉ là quan điểm cá nhân, rất mong được học hỏi thêm kinh nghiệm của bạn. Sau khi đọc xong, hãy comment chia sẻ xem bạn là ông nội hay bà ngoại, hoặc ông ngoại hay bà nội, cũng như kinh nghiệm thực tiễn của bạn nhé. Cùng học hỏi lẫn nhau, chúng ta sẽ tìm ra những cách giao tiếp hiệu quả và cụ thể hơn nữa.

Tại sao lại có ông nội và bà ngoại?

Do nếu viết đủ “người hướng nội” và “người hướng ngoại” khá dài, nên tôi sẽ gọi đại diện những người hướng nội là “ông nội”, còn những người hướng ngoại là “bà ngoại”. Việc này đơn thuần chỉ là một cách gọi tắt thú vị, giống như tôi hay tự nhận mình là ÔNG NỘI (người đàn ÔNG hướng NỘI), chứ không có ý phân biệt giới tính (dù thực tế, phụ nữ thường nói nhiều hơn).

Mà thật ra, không hẳn cứ nói nhiều sẽ là bà ngoại, còn nói ít là ông nội. Một ông nội cũng có thể thao thao bất tuyệt hàng giờ với ai đó mà họ tin tưởng, một bà ngoại cũng có thể im lặng cả giờ để lắng nghe ai đó cần họ giúp đỡ. Tìm hiểu sâu hơn, bạn sẽ thấy nội hay ngoại, cũng chỉ là cách mà tâm trí phản ứng với những yếu tố bên ngoài hay bên trong mà thôi.

Nếu như cơ thể cần thực phẩm để hoạt động, thì tâm trí cũng cần được “thực phẩm” để phản ứng và tạo ra suy nghĩ. Thực phẩm cho cơ thể có nhiều loại, có người thích rau củ, có người thích đồ nhiều đạm, v.v… Tương tự, “thực phẩm” cho tâm trí có thể là thứ gì đó sôi nổi ở thế giới bên ngoài, hoặc có thể là những đối tượng sâu sắc ở thế giới nội tâm.



Mong tin tốt lành!

Fususu – Nguyễn Chu Nam Phương
(Đã ký lên màn hình từ một bãi biển xinh đẹp, ngày )

Bạn cảm thấy sao?

5 / 5. Bình chọn: 5

Hãy là người đầu tiên

Share vui sẻ sướng...

Thật ư?

Thế giới cần những người như bạn!

Làm sao để bài viết này hay hơn?

Tái bút. Nếu thấy hay, hãy "tài trợ cảm hứng" cho Fususu tiếp tục sáng tạo bằng một thử thách nho nhỏ: Hãy Google từ khóa cách giao tiếp hiệu quả hoặc cách giao tiếp hiệu quả fususu, tìm bằng được Blog này, bấm vào đó quay lại đây để comment vị trí. Cảm ơn bạn lắm lắm!

5 thoughts on “Cách Giao Tiếp Hiệu Quả Cho “Ông Nội Bà Ngoại”


Wow, đã có (5) Awesome Comments!



  1. Em nghĩ là ông nội và bà ngoại ai hiểu rõ vấn đề mình cần truyền tải hơn, ai hiểu được thính giả cần gì ở mình hơn, người đó sẽ thuyết trình hay hơn ạ

  2. em nghĩ thuyết trình là kĩ năng còn ông nội hay bà ngoại thì nó là bản chất nên dù là ai thì muốn thuyết trình tốt đều phải luyện tập rất nhiều

    1. Chuẩn rồi e ^^! Song nhiều người cứ nghĩ hướng nội –> ngại nói –> thuyết trình ko tốt, vì thuyết trình là nói :))

  3. Năm 2018, mình có chúc mừng sinh nhật FUSUSU là năm 2018 bạn lập gia đình. Vậy là mình đoán đúng nha. Hiii Chúc ông nội và bà ngoại trăm năm hạnh phúc.

    1. Hihi, lời chúc của bạn linh ứng quá ^^! Hãy chúc mình 2019 ra 1 cuốn sách hót nữa nha :D


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *