![]() |
Viết Lách Là Gì Và 3 Lý Do Cản Trở Ít Biết...
Đã bao giờ có ai đó yêu cầu bạn phải viết gì đó, mà bạn cứ trì hoãn chưa? Không phải là do bạn đã làm gì đó nhạy cảm, mà đơn giản là bạn ngại viết. Nếu cho bạn nói chuyện trực tiếp sẽ dễ hơn, ấy thế mà bạn lại phải viết. Yên tâm, bạn không hề đơn độc. Vậy viết lách là gì và tại sao hầu hết mọi người lại ngại nó như thế?
Với kinh nghiệm dày dạn, từ 4 điểm Văn, cho tới lúc viết hơn 300 Blog, xuất bản 7 cuốn sách, và cả tá Ebook tiếng Việt lẫn tiếng Anh trên Google Play, bạn sẽ được Fususu bật mí nguyên nhân gốc rễ, cũng như và đánh thức vị tác giả tương lai đang ngủ yên trong bạn ngay sau khi đọc xong Blog này!
Viết lách là gì và liệu nó có đáng sợ như bạn nghĩ?
Xét về bản chất, dù bạn viết hay nói ra một thứ gì đó, thì mục đích cuối cùng cũng chỉ là truyền đạt ý tưởng trong tâm trí bạn đến với ai đấy. Điều khác biệt chỉ là phương tiện truyền tải mà thôi.
Chẳng hạn, trừ khi bạn có siêu năng lực, chứ bạn sẽ không thể biết trong đầu tôi đang nghĩ gì vào lúc này. Vì thế, tôi sẽ tiết lộ cho bạn. Đó là một quả su su xanh tươi.
Bạn có hình dung ra được nó không?
Nếu có, thì tôi đã sử dụng phương tiện là con chữ “su su” để truyền tải hình ảnh quả su su trong tâm trí tôi đến với bạn. Còn trong trường hợp chúng ta gặp mặt nhau, tôi có thể truyền tải ý tưởng về quả su su đó bằng cách mời bạn ăn susu, chứ không phải mất năm trời thiết kế ra trang Web Fususu.com, rồi dành cả ngày để viết Blog này tặng bạn.
Khi nói, ý tưởng của bạn được chuyển thành rung động âm thanh, chúng làm cho màng nhĩ của người nghe rung lên rần rần, từ đó họ hiểu được ý bạn. Còn khi bạn viết, ý tưởng của bạn được chuyển thành con chữ, và nếu ai đó đọc được mà hiểu, họ cũng sẽ nắm được ý bạn.
Tóm lại viết lách là gì?
Tôi vốn không thích học thuật, nên chẳng tốn thời gian tìm hiểu sâu xa xem tại sao lại có cái chữ “lách” trong từ “viết lách”. Đối với tôi, viết lách đơn giản là bạn VIẾT ra ý tưởng của bạn, và tiếp đến là làm sao cho chúng LÁCH được vào tâm trí của người đọc.
Đó là viết lách!
Suy cho cùng, nó cũng chỉ là một cách truyền đạt ý tưởng với rất nhiều ưu điểm. Lời nói gió bay, con chữ bạn viết ra sẽ ở lại mãi. Người ta có thể nghe bạn nói một lần rồi quên, nhưng nếu họ đọc đi đọc lại con chữ bạn viết, họ sẽ nhớ mãi, chưa kể là bạn có thể xuất bản thành sách! Lợi ích của viết lách nhiều lắm, tại sao hầu hết mọi người lại lười viết lách nhỉ?

Lý do ngại viết #1 – Tốc độ xử lý của não và tình yêu với con chữ
Đã bao giờ bạn đọc thứ gì đó, như Blog nào đó của Fususu mà chưa hiểu, nhưng khi tham gia hoặc xem Clip Zoom do Fususu thực hiện, bạn lại hiểu hơn chưa?
Lý do đơn giản lắm. Nghe và nói chính là kỹ năng đầu tiên mà bạn được học khi sinh ra, nên bộ não có thể xử lý thông tin âm thanh rất nhanh. Khi bạn nói cho ai đó, họ có thể hiểu ý bạn ngay lập tức. Ngược lại, ai đó nói với bạn thứ gì đó, bạn cũng có thể hiểu ý họ ngay lập tức.
Còn viết lách thì sao?
Thú thật đi, bạn có biết ai đó có khả năng đọc những cuốn sách dày cộp, còn bạn thì mới nhìn là đã hoa mắt không?
Vài năm sau khi nghe nói tốt, bạn mới được tới trường. Bạn dành cả trăm giờ ê a học đọc, cả ngàn giờ học viết mới bắt đầu làm chủ được con chữ. Đó có thể là những khoảnh khắc đáng nhớ hoặc đáng ghét, tùy vào thầy cô của bạn. Thế nên, tốc độ xử lý con chữ của mỗi người sẽ khác nhau, và đó là lý do đầu tiên người ta ngại viết.
Vì đơn giản là bộ não ngại đọc.
Làm sao bạn có thể viết ra những con chữ một cách say sưa, nếu như mới nhìn thấy chúng mà bạn đã nản, phải không?
Hơn nữa, xét về tốc độ, thì nói sẽ nhanh hơn nhiều so với việc bạn viết chúng ra với đủ mọi thao tác, từ lấy giấy bút, cho tới mở bàn phím, lách cách bấm từng chữ cái.
Mẹo hay xài ngay #1
Khi đã hiểu viết lách là gì cũng như rào cản này, bạn hãy chơi đùa với những con chữ nhiều hơn. Hãy đọc những cuốn sách hay, hãy đọc những cuốn truyện mang lại cho bạn cảm xúc tích cực. Cảm xúc ấy sẽ giúp bạn thêm yêu những con chữ.
Trong trường hợp bạn chưa có nhiều thời gian để đọc sách, thì có thể nhận từ Fususu mỗi ngày một câu nói hay qua Messenger tại đây, cũng sẽ giúp bạn gia tăng vốn từ và tạo cảm xúc tích cực với những con chữ mỗi ngày.
Ngoài ra, thời đại này cũng không mấy ai dùng giấy bút. Nên bạn hãy luyện đánh máy thật nhanh. Khi thấy con chữ hiện ra mau chóng, bộ não sẽ bị kích thích hơn, và sẽ giúp bạn cho ra ý tưởng nhiều hơn!
Nói chung, khi bạn bắt đầu yêu quý những con chữ, chúng cũng sẽ yêu quý bạn, và bạn sẽ có vốn từ dạt dào mỗi khi bắt đầu viết một thứ gì đó!

Lý do ngại viết #2 – Nỗi sợ đánh giá và ham muốn hoàn hảo.
Đã bao giờ bạn được điểm không tốt môn Văn và nghĩ mình không có năng khiếu viết lách chưa?
Từ bé chúng ta được học những tác phẩm văn học kinh điển, chúng ta được học nó hay như thế nào, vị tác giả vĩ đại ra sao, nhưng hình như chưa có ai nói với bạn rằng để có tác phẩm ấy, nhà văn đó đã phải viết đi viết lại không biết bao nhiêu lần đúng không?
Trước khi nổi tiếng, JK. Rowing đã dành 5 năm viết đi viết lại để ra đời bản thảo tác phẩm Harry Potter. Ấy thế mà bà vẫn bị nhiều nhà xuất bản từ chối tới 12 lần! Sự thật là rất nhiều tác phẩm hay, là do chúng được viết đi viết lại rất nhiều lần.
Vậy mà bạn dám kết luận mình viết lách không tốt, chỉ vì không đạt điểm cao môn Văn trong lần viết đầu tiên với đề bài mới toanh ư?
Thật là sai lầm.
Mẹo hay xài ngay #2
Điểm xấu là cơ hội phấn đấu, chẳng có gì hoàn hảo ngay từ đầu.
Nỗi sợ nói gì là chuyện của nó, còn viết ra ý tưởng, hay thậm chí viết ra cuốn sách tương lai của bạn, là chuyện của bạn. Hãy cứ viết, viết mỗi ngày, viết đi viết lại, và bạn sẽ viết ngày càng hay. Đơn giản vậy thôi!
Đặc biệt, hãy tập thói quen thể hiện ý tưởng của bạn bằng con chữ. Đơn giản là comment một lời khen ngợi, sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng viết lách gấp nhiều lần so với việc bấm like và thả tim.
Mong bạn có thể thực hành ngay bằng cách để lại đôi dòng comment sau khi đọc Blog này nhé!

Lý do ngại viết #3 – Không biết phải bắt đầu từ đâu
Có thể bạn khá tự tin vào khả năng viết lách của mình, song có khi nào bạn bí ý tưởng? Hoặc anh chàng họ Lý tên Bí này cứ quanh quẩn bên bạn mỗi lần viết lách không?
Năm 2014, tôi hoàn tất bản thảo đầu tiên của Bật Đèn, cuốn tiểu thuyết đầu tay sau bao năm trì hoãn. Sau đó qua mối thân quen, tôi hấp tấp gửi nó tới nhà xuất bản, và dù thuộc dạng “con ông cháu cha”, tôi vẫn bị họ từ chối không thương tiếc. Tôi định viết lại, nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu cả, khối lượng công việc quá đồ sộ, mà ý tưởng trong tôi thì đã cạn kiệt. Nên tôi bỏ xó dự án ấy vài năm liền.
Đã bao giờ bạn thấy bông hoa tuyết chưa?
Mặc dù trông phức tạp, nhưng nếu biết cách, bạn có thể vẽ được nó đấy. Tình cờ, tôi đọc được cuốn sách Viết Tiểu Thuyết Với Phương Pháp Hoa Tuyết của Randy Ingermanson, và ngay lập tức tôi đã đầu tư cả trăm đô để mua phần mềm hướng dẫn viết tiểu thuyết của ông.

Với phương pháp tiếp cận rất khoa học mà đơn giản, Randy đã hướng dẫn tôi cách từng bước để tạo ra một cuốn tiểu thuyết hay, và tất cả những gì tôi cần làm là… trả lời câu hỏi, rồi dần dần bông hoa tuyết, hay cuốn tiểu thuyết mơ ước của bạn sẽ hoàn tất.
Như người đi trên sa mạc mà nhìn thấy những lon cô ca rải đều trước mặt, dẫn tới ốc đảo xanh tươi, tôi áp dụng nhanh chóng cho cuốn tiểu thuyết dang dở của mình. Tôi bắt đầu viết lại nó từ 2019, và sang đầu 2020 thì đèn đã bật, cuốn tiểu thuyết đã được xuất bản. Như một lời cảm ơn Randy, tôi đã liên hệ và xin phép ông dịch 10 bước Hoa Tuyết ấy.

Mẹo hay xài ngay #3
Bạn thấy đấy, khi bí ý tưởng, đơn giản là chúng ta cần một định hướng. Và nếu như có sẵn định hướng bằng những câu hỏi vàng từ những người có kinh nghiệm đi trước, bạn sẽ không bao giờ lạc đường, mà còn tiến về đích mau chóng hơn.
Do vậy, trước khi viết lách bất cứ thứ gì, một bài giới thiệu sản phẩm, một bài thuyết trình, thậm chí là một cuốn sách, hãy tìm hiểu công thức để tạo ra chúng hiệu quả từ những người đi trước. Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian đấy!
Và với hòm kho báu Fususu, bạn sẽ còn tiết kiệm cho bạn thời gian nhiều hơn nữa. Trên chặng đường của mình, tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn, và tôi đơn giản là muốn giúp đỡ ai cũng đang gặp khó khăn ấy. Nếu bạn cần một tấm bản đồ giúp tạo ra bài thuyết trình, tiểu thuyết, hoặc cuốn sách, bạn có thể tìm thấy chúng trên Blog này.
Vậy là bạn nắm được viết lách là gì, cũng như 3 lý do cản trở ít biết rồi! Bạn còn băn khoăn nào không, hãy comment nhé!
Viết lách đơn giản là Viết và Lách. Viết ra ý tưởng của bạn, và Lách vào tâm trí của họ. Hầu hết mọi người viết mãi không xong, hoặc ngại ngần là do họ đã quá tham lam. Họ muốn vừa viết vừa lách cùng lúc, họ muốn con chữ tuôn ra vừa dạt dào, mà lại vừa hay ho. Đó là một điều rất khó!
Hãy tập đi trước khi tập chạy, hãy cứ làm từng bước.
Hãy cứ cho phép các con chữ tuôn ra trước, hãy cứ viết trước. Còn sau đó, bạn vẫn còn khối thời gian để lách cơ mà? Đặc biệt hãy áp dụng những mẹo hay xài ngay trong Blog này để có cảm xúc tích cực với con chữ, cũng như tập thói quen thể hiện ý kiến bằng con chữ nhiều hơn, và vị tác giả trong bạn sẽ được đánh thức mau chóng!
Mong tin tốt lành!
Fususu – Nguyễn Chu Nam Phương
(Đã ký lên màn hình từ một bãi biển xinh đẹp, ngày )
Tái bút. Nếu thấy hay, hãy "tài trợ cảm hứng" cho Fususu tiếp tục sáng tạo bằng một thử thách nho nhỏ: Hãy Google từ khóa viết lách là gì hoặc viết lách là gì fususu, tìm bằng được Blog này, bấm vào đó quay lại đây để comment vị trí. Cảm ơn bạn lắm lắm!
Suy cho cùng, cuộc đời thật đáng sống. Và sẽ là tiếc nếu bạn đã có những trải nghiệm tuyệt vời, mà không thể chia sẻ nó cho người khác. Dù thế nào, bạn luôn có thể cho đi, luôn có thể viết hay hơn, thậm chí xuất bản những cuốn sách truyền cảm hứng cho cả thế hệ.
Từng tốt nghiệp tiểu học trung bình vì 4 điểm môn Văn, hiện tôi là tác giả hơn 10 cuốn sách đã xuất bản, 3 trong số đó luôn nằm trong top sách bán chạy nhiều năm với hàng trăm review 5 sao. Nếu tôi làm được, thì bạn cũng có thể.
Tất cả những gì bạn cần chỉ là phương pháp để biến bất cứ ý tưởng nào (hoặc bản thảo đang dang dở) thành sách 5 sao mà thôi!
ĐỌC THỬ EBOOK » | FREE 52 BÍ QUYẾT » |
14 thoughts on “Viết Lách Là Gì Và 3 Lý Do Cản Trở Ít Biết”
Wow, đã có (14) Awesome Comments!
Cảm ơn anh Phương về chia sẻ tuyệt vời, đúng là ta ngại viết do nó lâu và cần động não nhiều
Em thì thích nói hơn
Nhưng nếu mình không viết bộ não sẽ không có thời gian tư duy và cho ra đời những ý tưởng sáng tạo
Cám ơn bạn, bài viết rất hay và bổ ích
Cảm ơn a đã mang lại cho e nguồn cảm hứng qua bài viết này,và a có thể cho e hỏi viết lách và viết blog là cùng 1 kiểu phải ko ạ.
#Inspiration
Mỗi một thứ sẽ có mục đích khác nhau nhé e. Viết sách khác, viết Blog khác :D
wow! What a wonderful blog post! I tried creating a snowflake (literally) buying drawing triangles and it worked. I came for the writing tips & stayed for the actual snowflake thing. I used to be a writing genius at primary school & upto grade seven, then the writing god suddenly left me. I still remember being called to stand in front of grade 5 class to read my high mark essay. After graduating elementary school, I got the highest mark in Literature for my secondary school’s entrance exams (18/20). The next year, I also was the top contestant (17/20) in Literature at division or district level (Not sure which). I remember loving watching the teachers in Literature classes, listening to my classmates reciting & composing their own poems or sometimes just rhyming sentences. I was proud of my Vè poem. Then, everything came to an end when I left my exam paper almost blank in a district level Literature contest, which disappointed my Literature teacher. She was so mad that she just stared at me without uttering a single word. My memory with her after that point is blank because it’s still painful to look back. I could only see her from afar. Luckily, this incident led me to another path, I started joining the English team at grade eight & have been always on that path ever since and also won prizes.
I write this to practice writing & now I apply the ‘goldenizing old memory’ tip in Numagician book:
(Everything happens for a good reason)x10, keywords: changed paths, teacher’s disapointment, blank mind.
If I were always good at Literature, I might not have had any motivation to try out another field or the Lit teacher might not have let me pursue another path (English). Being able to write to praise authors and their works & to point out what makes their works great, to express my appreciative feelings towards them and creating my own fiction was a good skill to have. However, I believe English has given me more opportunities & has been more useful in my life nonetheless. So I can say that I have no regrets. I still want to reawaken the author in me by following your tips.
Thank you.
Wow, it’s the first time I saw such a great comment. I hope you enjoy the tips and achieve any goals you want.
P.s. Your English is great, see you in ACI toastmasters Online meeting this weekend https://acitoastmasters.com/next-meeting/