![]() |
Tại sao phải học và câu trả lời cho riêng bạn...
Tại sao phải học nhỉ? Một đứa bé cầm cuốn sách dày cộp tới hỏi ông nội. “Ông ơi, tại sao phải học ạ?”
“À…” ông nội mỉm cười rồi đáp. “Hồi bé, ta không được học nhiều như cháu, ta chỉ học hết phép cộng, trừ, nhân, chia rồi nghỉ để đi làm. Song chúng là điều ta đã áp dụng suốt bao năm qua…
Phép nhân dạy ta phải biết chọn lựa và nhân bản những hạt giống tốt đẹp, phép chia dạy ta phải biết chia nhỏ những vấn đề khó khăn để giải quyết, phép cộng dạy ta phải biết cộng tác để làm nên chuyện lớn, phép trừ nhắc nhở ta phải loại trừ những thứ không cần thiết để tập trung vào điều quan trọng nhất.
Nhân chia trước, cộng trừ sau, cứ thể mà làm, cháu sẽ trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại.”
Đứa cháu tròn xoe mắt, có vẻ như nó đã biết tại sao phải học. “Tuyệt quá ông ạ, cháu sẽ học thêm cả phép khai căn, bình phương, tích phân v.v… nữa!”
Đã là con người, chúng ta làm gì cũng cần một lý do. Thậm chí không làm gì cả, cũng có lý do. Một lý do nào đó, chính là thứ làm nên ý nghĩa cho sự tồn tại của chúng ta. Tìm ra lý do tại sao phải học cũng quan trọng, song nếu tôi rơi vào hoàn cảnh đó, tôi không nôn nóng tìm ra câu trả lời.
Đừng vội trả lời câu hỏi tại sao phải học!
Chỉ cần Google tại sao phải học, bạn sẽ thấy cả tá bài viết về lợi ích của việc học. Chúng hữu ích đấy, song tôi tin rằng hầu hết mọi người sau khi đọc xong, vẫn… chưa ngồi vào bàn học ngay. Vì một khi trái tim bạn đã không thích thứ gì đó, thì cái đầu có nói gì nó vẫn sẽ khó mà nhúc nhích.

Nếu như bạn đã không thích học từ tận trái tim, thì có viết ra 100 lý do tại sao phải học cũng không giúp ích nhiều. Hãy thử mà xem, viết ra 100 lý do tại sao phải học, và sau đó bắt đầu ngồi vào bàn học bài. Tôi tin là hầu hết sẽ chẳng ai muốn làm, hoặc có làm xong thì cũng cất bút và… đi chơi.
Hãy trả lời câu hỏi tại sao không thích học trước
Chẳng ai lại đưa cho đứa bé một bài báo liệt kê 10 lợi ích của việc tập đi, tập nói cả, đứa bé cứ tập mà thôi. Tò mò vốn là một bản năng, học hỏi vốn là một nhu cầu bên trong của chúng ta. Tâm trí lúc nào cũng khát nước, và cần được làm mát bởi dòng sông tri thức.
Nếu nhìn nhận khách quan thì bạn sẽ thấy vấn đề chính không phải là tại sao phải học, mà là trong quá trình học tập, bạn đã gặp một khó khăn nào đó. Khó khăn ấy chưa được giải quyết triệt để, nó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, bế tắc trong việc học, đơn giản vậy thôi!
Do vậy, thay vì trả lời câu hỏi tại sao phải học, và có thể không biết bao giờ mới thoả mãn với những câu trả lời nhận được, hãy làm khác đi. Hãy cầm bút lên và viết xuống những lý do tại sao bạn không thích học. Hãy cứ thử, rồi so sánh… với đáp án của tôi.
Tại sao phải học trong khi…
|
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Thế nào? Bạn có điểm nào giống tôi không? Và điều quan trọng hơn là sau khi viết ra lý do tại sao không thích học, bạn thấy thoải mái hơn một chút không? Nếu có, thì xin chúc mừng, bạn đã bắt đầu chạm tới chìa khoá của vấn đề, vốn là cảm xúc ẩn mình dưới câu hỏi tại sao phải học.
Tại sao phải học không còn là vấn đề…
Khi bạn đã xác định được những lý do tại sao mình không thích học, hãy chọn ra một lý do mạnh mẽ nhất, phân tích cho ra khó khăn bạn đang gặp phải. Rồi trong quá trình tìm cách giải quyết những khó khăn cụ thể ấy, bạn sẽ thấy tâm trí được cởi mở với những giải pháp thú vị.
1 – Ở trường dạy những thứ không hữu ích ư? Liệu bạn có chắc không? Hay là do bạn không biết liên kết chúng với thực tiễn mà thôi?
2 – Việc học tốn thời gian ư? Bạn có biết là thật ra có thể thuộc bài trong 5 phút với các kỹ thuật ghi nhớ siêu tốc không? Khi nắm được chúng, bạn đơn giản là học và cảm thấy thích thú.
3 – Học nhiều quên nhiều, không học không quên ư? Bộ não cũng giống cơ bắp, nếu không dùng thì sẽ ngày càng yếu và mắc chứng hay quên, bạn biết chứ?
4 – Cảm thấy mệt mỏi khi học ư? Có những phương pháp giúp bạn có thể học nhiều tiếng liền mà không mệt? Nếu áp dụng thành công, bạn đơn giản là học và cảm thấy sướng.
5 – Thầy cô giáo giảng bài chán ư? Đổ lỗi cho hoàn cảnh liệu có ích chi? Liệu đó có phải là cơ hội để bạn tự học và chiến thắng cảm xúc chán nản?
6 – Sách giáo khoa dày và khô khan ư? Bạn có biết có những cách biến thông tin trên sách trở nên thú vị bằng kỹ thuật ghi chú sáng tạo? Nếu sử dụng, bạn đơn giản là học và thấy vui vẻ.
7 – Bạn đã mất gốc và không thể đạt điểm cao? Liệu điểm số có quan trọng bằng việc bạn rèn luyện cho mình thói quen luôn nỗ lực vượt qua khó khăn? Luôn giữ tinh thần đó, bạn đơn giản là học và chiến thắng chính bản thân mình.
Tóm lại, hầu hết mọi người khi gặp bế tắc nào đó trong học tập, họ bị cảm xúc chi phối, họ nằm ườn một chỗ và suy nghĩ xem tại sao phải học. Làm vậy càng khiến họ bế tắc hơn mà thôi. Còn bạn thì khác, hãy giải quyết vấn đề cảm xúc của mình trước, rồi lý lẽ sẽ theo sau.
Đừng cố đi tìm câu trả lời tại sao phải học, mà hãy cảm nhận xem tại sao bạn không thích học, bạn đang có những khó khăn nào, và tìm cách tháo gỡ chúng. Khi chúng ta tháo gỡ cảm xúc bên trong mình trước, cái đầu sẽ minh mẫn hơn, nó bắt đầu tìm giải pháp, bạn bắt đầu hành động.
Hãy cứ hành động, hãy cứ mở cửa. Liên tiếp cánh cửa này tới cánh cửa khác, sẽ dẫn bạn tới một tương lai tương sáng hơn, nơi mà ở đó bạn không cần biết tại sao phải học, bạn chỉ đơn giản là muốn học và chinh phục mọi khó khăn mà mình gặp phải mà thôi!

Mong tin tốt lành!
Fususu – Nguyễn Chu Nam Phương
(Đã ký lên màn hình từ một bãi biển xinh đẹp, ngày )
Tái bút. Nếu thấy hay, hãy "tài trợ cảm hứng" cho Fususu tiếp tục sáng tạo bằng một thử thách nho nhỏ: Hãy Google từ khóa Tại sao phải học hoặc Tại sao phải học fususu, tìm bằng được Blog này, bấm vào đó quay lại đây để comment vị trí. Cảm ơn bạn lắm lắm!

Nói chung, học hành, làm việc, ra quyết định… dù làm gì bạn cũng phải dùng tới não. Thượng đế ban cho bạn, cho tôi, cho mỗi người bộ não thiên tài, chỉ tiếc là ngài quên gửi hướng dẫn sử dụng mà thôi.
Nếu một người trí nhớ “cá vàng”, tốt nghiệp tiểu học trung bình vì 4 điểm Văn như tôi có thể nhớ dãy Pi dài 1000 số, đạt 28/30 thi đại học, xuất bản tới 9 cuốn sách, thì không có gì là bạn không thể.
Tất cả những gì bạn cần chỉ là chìa khóa để giải phóng sức mạnh não bộ! Hãy sẵn sàng để đánh thức phù thủy trí nhớ trong bạn!

ĐỌC THỬ EBOOK » | XEM SÁCH GIẤY » |
41 thoughts on “Tại sao phải học và câu trả lời cho riêng bạn”
Wow, đã có (41) Awesome Comments!
Anh phương ơi em hiện đang là học sinh c3 mà em thích kinh doanh thì có nên thi vào Đại Học không ạ ?
Tại em có một người anh làm Banker ,ảnh nói là nếu thích kinh doanh và sau này muốn làm về kinh doanh thì không nên học Đại Học có đúng không ạ ? :D
Nếu được thì mong anh giải đáp giúp em !
Em đọc bài này nhé https://fususu.com/co-nen-bo-dai-hoc/
TRẦN QUỐC Đạt
DAI HOC TAI CHINH NGAN HANG HNB
LOP D094801
mình thấy việc học là cần thiết nhưng nó không quan trọng lắm đối với mình
nhà mình khá giàu bố mẹ mình là chủ của một công ty lớn tại Hà Nội
sự nghiệp tương lai của mình cũng được bố mẹ định hướng sẵn nên mình thấy có học nhiều thì cũng thừa nên mình quyết định không học
Tại sao phải học nữa ạ?
Bạn hãy cố đọc kỹ lại từ đầu tới cuối bài viết trên nha :)
A có thể chỉ cho em cách liên kết các bài học ở trường với thực tế đc ko ?
Em google từ khóa của bài học ấy là ra nhé.
Anh ơi phần “Tại sao phải học không còn là vấn đề…” thiếu các ý 3, 4, 5, 6
Oh cám ơn em đã báo, ad đã fix bổ sung rồi nhé :D
cháu cũng chưa biết tại sao lại phải học
cháu chào chú,cháu bảo, tập 2 của nền trâm ngôn cảm hứng kh có chỗ để đọc thế chú gửi cho cháu làm gì ạ ????
chú chưa hiểu ý cháo lắm? cháu chụp màn hình reply chú xem nhé.
lần trước chú gửi cháu TẬP 2 – 104 TUẦN CẢM HỨNG Ế
CHÁU TRẢ BIẾT ĐỌC Ở ĐÂU ????????
Trong mail đó cháu, nội dung gồm 1 ảnh cảm hứng và các đường link thú vị.
Rất hữu ích ạ