![]() |
Nỗi sợ hãi của bản thân cốt lõi và bí kíp “vượt ngục”...
Cổ nhân đã dạy, có hai cách để sống. Một là bạn sống với tình yêu và tận hưởng niềm vui, hai là bạn sống cùng nỗi sợ và kết thúc trong hối tiếc. Song có lẽ do tham lam và tò mò, mà nhiều người đã chọn cả hai, họ cho phép nỗi sợ hãi của bản thân len lỏi, và “ăn bớt” khẩu phần niềm vui mỗi ngày, để trở nên không chỉ phát phì, mà còn có thể biến hình như dị nhân!

Nhiều khi bạn muốn làm gì đó mới mẻ, nó biến thành bàn tay khổng lồ bóp ngẹt ý tưởng. Nhiều khi muốn đi đâu đó, nó biến ra dây xích trói chặt bạn. Nhiều khi bạn muốn nói gì đó, nó biến thành cục đá to bự chặn họng. Nhiều khi muốn ra quyết định, nó hoá ra hai cánh cửa khiến bạn băn khoăn. Hãy cùng điểm danh 5 nỗi sợ hãi của bản thân cốt lõi và cách đối trị!
Nỗi sợ hãi của bản thân cốt lõi #1 – Nỗi sợ bị phán xét
Nỗi sợ cốt lõi là những nỗi sợ của bản thân sâu kín, là “ông trùm” của nhiều nỗi sợ khác, và một trong những “ông trùm” khét tiếng nhất, là nỗi sợ bị phán xét. Nó dẫn tới nỗi sợ bị từ chối, “Tôi có gì đó chưa tốt nên bị từ chối sao?”; Tiếp đến là nỗi sợ thất bại, “Họ sẽ nghĩ gì về tôi khi thất bại?”; Rồi nỗi sợ trước đám đông, “Họ sẽ nghĩ gì về tôi khi nói trên sân khấu?”
Nỗi sợ hãi của bản thân này bắt nguồn từ cái TÔI. Từ bé đến lớn, người ta luôn nỗ lực vẽ ra một hình ảnh đẹp đẽ của bản thân, một cái TÔI hoàn hảo. Người ta giữ cái TÔI đó như giữ vàng, tìm mọi cách để cho nó sáng bóng lên trong mắt người khác. Tôi là tốt nhất, là thế này, là thế kia v.v… Rồi khi những lời phán xét đến, cái TÔI này bị đe doạ, nó kêu gào!

Sự thật là không có gì hoàn hảo. Nếu những lời phán xét là viên gạch thô cứng ném về bạn. Hãy cảm ơn người ném, vì họ giúp bạn có gạch để xây nhà, xây ngôi nhà của sự khiêm nhường, hiểu biết hơn, trưởng thành. Bên cạnh đó, thay vì tập trung vào bản thân mình, hãy hướng sự chú ý tới người khác, nỗi sợ này cũng sẽ biến mất.
Nỗi sợ hãi của bản thân cốt lõi #2: Nỗi sợ bị mất mát
Đã bao giờ bạn mất thứ gì đó chưa? Mất mát là một nỗi sợ hãi của bản thân ám ảnh nhiều người. Người ta sợ mất đủ thứ, từ hữu hình, tới vô hình: Sợ mất người thân, tiền bạc, tình yêu, sợ mất quyền kiểm soát, sợ mất… mạng, v.v… Thật ra “ông trùm” này cùng cha khác mẹ với nỗi sợ phán xét, mẹ của nó không phải là cái TÔI, mà là CỦA TÔI.
Sự thật là ai cũng đến thế giới này với hai bàn tay trắng, và ngày càng “giàu” lên theo một cách nào đó. Người ta không ngừng tích luỹ của cải, tiền bạc, các mối quan hệ, quyền lực, danh vọng, v.v… Khi càng có nhiều thứ, nỗi sợ mất mát càng “béo tốt”. Tiền của TÔI, nhà của TÔI, sự nghiệp của TÔI, gia đình của TÔI, cái này của tôi, cái kia của tôi v.v…
Nỗi sợ này cũng có ích là giúp ta trân trọng những gì mình đang có, song nếu nó “thừa cân” thì sẽ khiến ta ngày càng ích kỉ, luôn căng thẳng để bảo vệ mọi thứ. Cách để “giảm cân” cho nỗi sợ này là sống đơn giản, không ngừng cho đi, với một ý thức sâu sắc rằng: Trên đời này thật ra chẳng có gì thuộc về chúng ta cả.
|
00:00 | / | 00:00 |
|
Nỗi sợ hãi của bản thân cốt lõi #3 – Nỗi sợ bị tổn thương
Ai trong chúng ta từng không bị tổn thương chứ? Đây là một “ông trùm” đáng gờm trong thế giới của nỗi sợ. Nỗi sợ hãi của bản thân này khiến tích tụ cảm xúc tiêu cực, là khởi nguồn của nhiều nỗi sợ khác khiến người ta ngày càng khép kín, ngại tiếp xúc với thế giới, ngại bắt đầu những mối quan hệ, ngại thử những thứ mới mẻ, thậm chí mất dần cảm xúc với cuộc sống.
Những tổn thương trong quá khứ sẽ để lại một vết khắc sâu trong tiềm thức, một sự liên kết rất mạnh mẽ giữa ký ức trong quá khứ, với ý nghĩa đau khổ mà người ta gán cho nó. Nếu thất bại trong tình yêu, người ta có thể sẽ kết luận “những mối quan hệ thật phức tạp”; nếu từng bị phản bội, có thể họ kết luận “người đời thật xấu xa”; v.v…

Nỗi sợ này thực ra là một sự phóng đại sai lầm. Từ một ai đó làm ta đau khổ, ta đánh giá cả thế gian này toàn người xấu. Từ một điều gì đó không như ý xảy ra, ta đánh giá cả cuộc đời này thật tệ. Thuốc trị miễn phí cho nỗi sợ này là nhìn lại khách quan, tha thứ và tìm ý nghĩa tích cực cho những gì đã xảy ra.
Nỗi sợ hãi của bản thân cốt lõi #4 – Nỗi sợ cô đơn
Khi mắc kẹt trên hoang đảo, ban đầu bạn sẽ vất vả một chút để đánh vật với thức ăn, nước uống, chỗ trú ẩn. Song nếu tồn tại trên đảo đủ lâu, bạn sẽ sớm nhận ra nỗi sợ hãi của bản thân lớn nhất không phải là chết, mà là sống một mình trên đảo cả đời, dù món ăn có bổ dưỡng tới mấy, thì cũng khó nuốt nổi với thứ gia vị rắc trên đó là sự cô đơn lẻ loi.
Cô đơn lẻ loi là một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của loài người, và có lẽ đó là nguyên nhân chính dẫn tới… gia tăng dân số chóng mặt. Cô đơn về nghĩa đen, như một mình trên đảo hoang đã là khủng khiếp rồi, còn cô đơn về nghĩa bóng như bị cô lập trong lớp, trong môi trường làm việc, không có ai ủng hộ v.v… sẽ còn khủng khiếp gấp nhiều lần hơn thế nữa.
Audio giúp ngủ ngon, hóa giải cô đơn, tạo động lực thực hiện ước mơ – The Loving Hands |
Nỗi sợ này cũng có ích vì nó khuyến khích ta giao lưu, kết nối. Song nếu không cẩn thận, bạn sẽ bắt đầu dính mắc, và dần đặt hạnh phúc của mình vào tay người khác. Cách để hạnh phúc bền lâu, là tìm ra một niềm đam mê tích cực, một công việc yêu thích để làm cả đời, bạn có thể làm nó mãi mãi mà không cần được trả lương. Đó là một thứ hạnh phúc bền lâu!
Những nỗi sợ hãi của bản thân khác và bản chất của tất cả?
Bạn thấy đấy, con người có muôn màu muôn vẻ thì nỗi sợ hãi của bản thân cũng muôn hình vạng trạng. Nỗi sợ nói chuyện trước đám đông, nỗi sợ giao tiếp với người lạ, nỗi sợ bị từ chối, nỗi sợ thất bại, nỗi sợ chết, và nỗi sợ mà tôi tin là ai cũng có, đó là nỗi sợ số 5, nỗi sợ vân vân và mây mây, sợ chó, sợ ma, sợ mèo, sợ chuột, v.v…
Thoạt nhìn, người ta sẽ tưởng nỗi sợ hãi của bản thân được tạo ra do thứ gì đó ở bên ngoài, nhưng không phải. Vì nếu nó là thứ ở bên ngoài, thì tất cả mọi người đều phải sợ thứ đó chứ? Nghĩ tới một con ma. Có người sẽ rợn tóc gáy, song có người lại nghĩ tới chú ma dễ thương trong phim Kasper. Vấn đề nằm ở mỗi người, chứ không phải con ma tội nghiệp.

Nói chung, khi bạn phát triển được trí tuệ, bạn có thể nhìn ra được chân tướng của mọi nỗi sợ hãi của bản thân là sự phản ứng của chính mình với các đối tượng của thế giới bên ngoài, và tập cách bình tâm trước mọi cảm giác, bạn sẽ cắt đứt được “nguồn tài chính” của các “ông trùm” này, sức mạnh của chúng sẽ suy giảm.
Một thói quen thú vị giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân
Có thể có nhiều nỗi sợ hãi của bản thân, song nếu xét trên khía cạnh hậu quả mà chúng mang lại, thì bạn có thể chia ra làm hai dạng: Nỗi sợ có ích, và nỗi sợ vô ích. Nhận diện được đâu là nỗi sợ vô ích, và hành động ngay lập tức, là thói quen tốt giúp bạn “vượt ngục” thành công ra khỏi thế giới của nỗi sợ.
Nỗi sợ có ích, là nỗi sợ khiến chân bạn hoạt động hết công suất khi bị sư tử đuổi theo. Đó là nỗi sợ khiến bạn tập trung tối đa khi cheo leo vách đá. Đó là nỗi sợ có thể truyền cho bạn sức mạnh để làm những điều phi thường trong tình huống cấp bách. Nỗi sợ hãi của bản thân dạng này giúp bạn thật sự sống sót, theo đúng nghĩa đen.
Nỗi sợ vô ích sẽ khiến bạn ngại ngùng khi làm quen với ai đó. Đó là nỗi sợ khiến bạn run rẩy khi đứng nói trước đám đông. Đó là nỗi sợ khiến bạn run khi đi thi và quên sạch chữ nghĩa. Đó là nỗi sợ khiến bạn chùn bước trước một cơ hội mới, nó tước đi cơ hội để bạn trở thành một phiên bản tốt hơn, và ngày càng ì ạch hơn ở trong vùng an toàn.

Khi bạn nhận ra một nỗi sợ là vô ích, chỉ là sự tưởng tượng đem lại, hãy cứ tự nhắc bản thân rằng “mình không thể chết”, và hành động. Ban đầu có thể sẽ khó khăn, nhưng một khi đã quen rồi, thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng, thậm chí bạn sẽ còn bị “nghiện” cái cảm giác vượt qua nỗi sợ để làm điều gì đó mới mẻ.
Song nói thì dễ, đến khi hành động mới biết nỗi sợ hãi của bản thân nó lộng hành như thế nào. Cơ chế của não bộ là “nếu đau lần sau khỏi làm”, khi bạn vượt qua nỗi sợ để làm điều gì đó, kết quả tốt thì không sao, còn kết quả không như ý, bộ não cằn nhằn , “Thấy chưa, đã bảo rồi mà, lần sau chừa nhé!”
Do vậy, một chiến thuật an toàn hơn, đem lại hiệu quả chắc chắn hơn, đó là bắt đầu với những thói quen nhỏ. Chẳng hạn nếu bạn ngại giao tiếp với mọi người (như tôi chẳng hạn), thì đừng vội tập bắt chuyện hoặc tập nói nhiều hơn (và trở thành một ai đó không phải là bạn), hãy cứ là chính mình và tập thói quen cười thật tươi khi gặp bất cứ ai.

Trong hầu hết mọi trường hợp khi bạn cười với ai đó, họ sẽ cười lại. Mỗi một nụ cười của người lạ trao cho bạn, sẽ giúp cho bộ não xây dựng niềm tin, “Ồ, người lạ cũng đâu có gì đáng sợ?” và tới một thời điểm, khi bạn phát triển được một nụ cười duyên-không-đỡ-được, người ta sẽ phải tự tới và làm quen với bạn ấy chứ, một mũi tên trúng hai đích phải không nào?

Mong tin tốt lành!
Fususu – Nguyễn Chu Nam Phương
(Đã ký lên màn hình từ một bãi biển xinh đẹp, ngày )
Tái bút. Nếu thấy hay, hãy "tài trợ cảm hứng" cho Fususu tiếp tục sáng tạo bằng một thử thách nho nhỏ: Hãy Google từ khóa Nỗi sợ hãi của bản thân hoặc Nỗi sợ hãi của bản thân fususu, tìm bằng được Blog này, bấm vào đó quay lại đây để comment vị trí. Cảm ơn bạn lắm lắm!

Suy cho cùng, kết quả cuộc đời là do thói quen của bạn mỗi ngày, mọi thứ bạn biết sẽ chỉ giúp bạn thành công khi bạn biến chúng thành thói quen. Nói thì dễ, làm toàn quên, hoặc trì hoãn. Đã bao lần bạn hào hứng để thay đổi, rồi song cuối cùng đâu lại vào đấy?
Sau hơn 10 năm vật lộn với việc thay đổi bản thân, hết lần thề này tới thốt lần khác. Cuối cùng tôi cũng tìm thấy câu trả lời. Đó là một sai lầm lớn mà tôi, cũng như hầu hết mọi người đều mắc phải khi thay đổi bản thân.
Thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7, CN, làm gì có thứ nào là “thứ mai”? Trước khi quá muộn, trước khi căn bệnh “để mai làm” tái phát, hãy khám phá ngay bí quyết thay đổi bản thân không phụ thuộc động lực, tạo bất cứ thói quen nào bạn muốn, hoặc xóa bỏ thói quen xấu đeo bám dai dẳng bạn nhé.

ĐỌC THỬ EBOOK » | XEM SÁCH GIẤY » |
11 thoughts on “Nỗi sợ hãi của bản thân cốt lõi và bí kíp “vượt ngục””
Wow, đã có (11) Awesome Comments!
a ơi! e đã tìm ra nguyên nhân ngủ là suy nghĩ quá nhiều liên tục. e cố gắng ko nghĩ gì nhưng càng ko muốn nghĩ , n~ suy nghĩ lại càng nhiều a ạ!
Em tải các audio hướng dẫn ngủ của anh nhé (google fususu bí quyết ngủ ngon), hoặc google “cách trị mất tập trung fususu”) để luyện cách “mặc kệ” suy nghĩ nha.
vâng, cảm ơn anh.
Đọc xong blog này của anh em liền nghĩ tới ngay cuốn sách “Thức tỉnh mục đích sống” của Eckhart Tolle. Bạn nào có thời gian thì tìm đọc nhé:>
Mình mê cái video của Thiền sư Vipassana quá. Cảm ơn Fususu rất nhiều đã chia sẻ.
Anh ơi làm thế nào để biết được hệ giá trị cá nhân của bản thân?
Phải trải nghiệm nhiều em nha
Em chưa hiểu rõ lắm. Hương sự chú ý tới người khác là thế nào anh. Mà lỡ như thế bị coi là soi mói họ thì sao?
Ý ở đây là giúp họ ấy em, giúp đỡ, quan tâm.
mẹ em đang cần em ở bên cạnh. e nhận ra mẹ sợ mất mát. thế em phải làm thế nào để giúp mẹ 1 cách đúng đắn nhất hả a?
Em hướng dẫn mẹ em đi thiền 1 khóa Vipassana xem fususu.com/vipassana-resort