bí mật ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình
small_logo 2512 views
5
(4)

3 Bí Mật Ngôn Ngữ Cơ Thể Khi Thuyết Trình Từ Nhà Vô Địch...

Đố bạn ai là người có ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình tốt nhất thế giới?

10s 00:00 / 00:00
x1
Lưu ý: Nên dùng trình duyệt Chrome. Để xem Fullscreen, hãy Play Clip 5 giây, chọn .

Steve Jobs ư?

Có thể lắm, phong cách và ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình chuyên nghiệp của ông làm cả thế giới cắm đầu mua một loại táo không ăn được.

Một số người nói là Hitler?

Có thể lắm. Nếu xem bài phát biểu của ông, bạn sẽ thấy ông chỉ cần dùng duy nhất một ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình mà khiến cả vạn binh lính hừng hực khí thế, còn cả thế giới thì e sợ.

Bạn nghĩ sao về những người câm điếc?

Nếu mục đích chính của ngôn ngữ cơ thể là để giúp bạn truyền tải ý tưởng hiệu quả trong giao tiếp, thì những người câm điếc chắc là những bậc thầy ngôn ngữ cơ thể (nhưng có lẽ không phải là trong thuyết trình, vì nếu học từ họ thì bạn chắc là bạn chỉ có thể thuyết trình trước họ mà thôi.)

Trong Blog này, bạn sẽ được bật mí bí mật TCM mà Fususu học hỏi từ những nhà vô địch thuyết trình, giúp bạn phát triển ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp và thuyết trình một cách rất tự nhiên và ấn tượng.

TCM là gì? Hãy cùng đến với chữ T.

Đó là viết tắt của Tay.

ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình - tay để đâu là tốt nhất

Bí mật ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình với chữ T

Đã bao giờ bạn thuyết trình mà cảm thấy tay chân mình thừa thãi, không biết để đâu chưa?

Nên để trên, để dưới, hay là đút túi quần?

Nếu tham gia các khóa học thuyết trình hay MC, có thể bạn sẽ được khuyên rằng nên để tay ở phía trước trên bụng. Bạn biết tại sao không? Vì MC nào cũng như vậy ư?

Thật ra tay bạn để đâu cũng được, miễn là nó có mục đích. Và mục đích của ngôn ngữ cơ thể ấy là giúp bạn di chuyển tay tới vị trí khác dễ dàng nhanh chóng.

Giả sử tôi nói, “Hôm nay bạn sẽ được bật mí bí mật TCM” và tôi tay đưa từ vị trí đó lên cao sẽ rất dễ. Còn nếu bạn đút tay trong túi quần, thì không chỉ mất thời gian, mà khán giả có thể nghĩ bạn rút súng ra và chạy mất đấy.

Vậy thì ngoài việc cho khán giả xem tay để thể hiện rằng bạn không mang vũ khí, và cũng có vài cái hoa tay, thì các nhà vô địch thuyết trình còn có mục đích nào khác cho đôi tay của họ?

“Uầy cái gì đấy?”

Đã bao giờ ai đó thốt lên rồi chỉ tay về hướng nào đó và bạn cũng nhìn theo chưa?

Thực ra mục đích của đôi tay trong thuyết trình, là giúp bạn tạo thêm sự chú ý cho lời nói. Tất nhiên, để tạo chú ý, bạn không thể nào bước ra sân khấu, chỉ tay về mình và nói: “Nhìn kìa, ai mà đẹp trai thế :))”

Mà cách tạo ra sự chú ý với đôi tay là gì? Đó là bạn dùng nó để minh hoạ cho ý mình nói.

Ví dụ. Bạn có biết rằng thượng đế ban cho chúng ta bộ não thiên tài, chỉ là ngài quên gửi hướng dẫn sử dụng không?

Khi nói tới bộ não, tay tôi minh họa mình đang cầm một bộ não vậy. Và bạn nhớ là đã minh hoạ thì phải chuẩn nhất có thể. Bạn mô tả bộ não thiên tài, mà bạn để hai tay gần nhau quá, khán giả có thể hiểu bộ não họ bị teo đấy.

Một ví dụ khác. Nếu bạn kể rằng bạn alo cho ai đó, bạn sẽ dùng ngôn ngữ cơ thể tay thế nào? Nhiều người sẽ đưa tay lên làm biểu tượng tay họ như cái điện thoại.

ngôn ngữ cơ thể khi alo

Bạn biết nó có vấn đề gì không? Nó giả tạo. Vì sao? Vì có ai cầm điện thoại như vậy không?

Do vậy, ngôn ngữ cơ thể tay cần minh họa thật nhất có thể. Bạn cầm điện thoại nói trong cuộc sống sao, thì bạn đưa tay lên y hệt vậy.

“Alo, bố à, con sẽ thực hiện ước mơ, con sẽ quyết tâm trở thành diễn giả!”

Khi nói từ quyết tâm, tay tôi minh hoạ bằng nắm đấm, và tôi chỉ làm một lần cho khớp lời nói. Nói chung, ngôn ngữ cơ thể tay của bạn khi minh hoạ cần dứt khoát, và càng minh họa chuẩn cho lời bạn nói thì càng tốt.

Nếu bạn xem người nước ngoài, bạn sẽ thấy ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình của họ rất sinh động. Vì sao? Vì họ dùng nó để trong nói chuyện hàng ngày. Để khi lên sân khấu, chúng trở thành bản năng.

Chứ còn lên sân khấu mà bạn vừa nhớ nội dung xem phải nói gì, vừa nghĩ xem nên dùng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình thế nào thì sẽ rất rối. Do đó, trong nói chuyện hàng ngày, hãy để ý ngôn ngữ cơ thể của bạn.

Khi nói chuyện hãy nhớ tới đôi tay của bạn: Tay: Minh họa thật khớp.

Một thói quen nhỏ mà có võ: Sau mỗi lần nói chuyện, hãy hình dung lại xem mình đã dùng tay minh họa thế nào, và nếu được nói lại thì mình sẽ di chuyển sao cho khớp hơn, sinh động hơn, hiệu quả hơn?

Làm vậy mỗi ngày, chắc chắn bạn sẽ có ngôn ngữ cơ thể tay rất tự nhiên trên sân khấu.

Đó là chữ T, đôi Tay. Còn chữ C trong bí mật TCM thì sao?



Mong tin tốt lành!

Fususu – Nguyễn Chu Nam Phương
(Đã ký lên màn hình từ một bãi biển xinh đẹp, ngày )

Bạn cảm thấy sao?

5 / 5. Bình chọn: 4

Hãy là người đầu tiên

Share vui sẻ sướng...

Thật ư?

Thế giới cần những người như bạn!

Làm sao để bài viết này hay hơn?

Tái bút. Nếu thấy hay, hãy "tài trợ cảm hứng" cho Fususu tiếp tục sáng tạo bằng một thử thách nho nhỏ: Hãy Google từ khóa ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình hoặc ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình fususu, tìm bằng được Blog này, bấm vào đó quay lại đây để comment vị trí. Cảm ơn bạn lắm lắm!

One thought on “3 Bí Mật Ngôn Ngữ Cơ Thể Khi Thuyết Trình Từ Nhà Vô Địch


Wow, đã có (1) Awesome Comments!




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *