![]() |
Làm gì khi bị chê, là khôn khéo nhất quả đất?...
Bạn có sợ bị chê không? Làm gì khi bị chê là tốt nhất? Hãy bắt đầu chủ đề này bằng câu chuyện ngắn về Bob, sau đó bạn sẽ được bật mí bí quyết “Nhận đá – Đẽo gạch – Xây nhà” để tiến nhanh hơn tới thành công, ngay cả khi bị chê thậm tệ.
Bob đã làm gì khi bị chê?
Bob bị mắc tật nói lắp từ nhỏ, không ai có thể kiên nhẫn chờ được anh hoàn thành xong bất cứ câu nào. Lời chê tệ nhất mà Bob từng nhận được là “Đến con rùa nó còn bò nhanh hơn anh nói đấy, Bob ạ!” – Bob đã làm gì khi bị chê thậm tệ như thế?
Anh chỉ im lặng và ứng tuyển vào một công ty bán sách. Điều ít ai ngờ là sau một thời gian ngắn, Bob đã trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc nhất. Trong cuộc họp cuối năm, khi được phỏng vấn bí quyết bán sách thành công, Bob đã rất hạnh phúc. Từ xưa tới nay, đây là lần đầu tiên có hàng trăm đôi tai vểnh lên để nghe anh nói.
“À… có có… gì… đâu đâu…” Bob chậm rãi nhả từng chữ. “Tôi… chỉ chỉ… nói… với… khách… hàng… rằng… nếu… họ họ… không… mua mua… tôi… sẽ… đọc đọc… sách… miễn… phí… cho… họ… nghe nghe…”

Mẩu chuyện vui bên trên có thể chỉ trả lời được một phần cho câu hỏi Làm gì khi bị chê là tốt nhất, song nó ẩn chứa một lời nhắc nhở tuyệt vời:
Ai cũng có yếu điểm, ai cũng có lỗi lầm, ai rồi cũng sẽ bị chê, song tất cả những thứ ấy không phải để làm người ta gục ngã, mà là để mỗi người có thể thành công theo một cách khác nhau.
Làm gì khi bị chê là tốt nhất – Bước #1
Nhận đá: Chào đón lời chê
Dù có sợ bị chê hay không thì sống trên đời, sớm hay muộn kiểu gì bạn cũng sẽ bị chê. Nếu không là những thứ liên quan tới con người bạn, những đặc điểm vốn có như ngoại hình hay tính cách; thì cũng là những phản ứng, những lời nói, hay hành động của bạn. Vậy làm gì khi bị chê là tốt nhất?
Cho dù lời chê có thế nào, hãy coi chúng là những viên đá người ta ném về bạn. Hãy nhận lấy, hãy đẽo thành gạch, xây ngôi nhà ước mơ của bạn. Hãy coi mỗi lời chê như một lời nhắc nhở rằng, bạn phải nhanh chóng chuyển hóa các yếu điểm đó thành lợi thế như chàng Bob, hoặc là tập trung phát huy điểm mạnh, rồi khi chúng tỏa sáng, người ta sẽ quên đi mọi thứ!

Chẳng hạn, một giảng viên Đại học Monash ở Melbourne, Úc, cô Susan Carland đã để lại ấn tượng tốt đẹp bằng một cách đón nhận lời chê độc đáo. Mỗi lần nhận được lời chê bai từ ai đó, cô lại công khai trên Facebook đóng góp 1 đô-la cho quỹ UNICEF để làm từ thiện. Đến nay, số tiền cô ủng hộ được lên tới 700 USD. Vẻ đẹp tâm hồn cô ấy đã tỏa sáng!
Hãy nhớ rằng lời chê là những món quà giá trị của cuộc sống, được bọc trong những hộp quà hơi bị xấu xí mà thôi. Những người thông minh sẽ nhìn ra điều đó, họ bình tĩnh, mỉm cười, đón nhận lời chê, rồi biến chúng trở thành công cụ để tiến nhanh hơn tới mục tiêu. Bước tiếp theo sẽ giúp bạn làm điều đó.
Làm gì khi bị chê là tốt nhất – Bước #2
Đẽo gạch: Đồng điệu cảm xúc
Bất cứ lời chê nào cũng gồm có hai phần mà người ta ít để ý. Thứ nhất là cảm xúc của người nói, và thứ hai là thông tin hữu ích ẩn mình bên dưới. Hiểu được bí mật này sẽ giúp bạn biết cách ứng xử hiệu quả khi bị chê.
Hậu quả khi không biết làm gì khi bị chê
“Bài trình bày sản phẩm của em chán quá!” Sếp nói, rồi thở dài.
Cậu nhân viên trẻ đáp lại, “Dạ thưa anh, tại khách hàng hôm nay khó tính đấy, em nghĩ thế là tốt mà!”
“Tốt cái gì mà tốt!” Sếp quát. “Cậu định cãi hả? Người ta đang định góp ý cho còn đổ lỗi linh tinh. Cậu đi về đi!”
Cậu nhân viên trẻ đành lủi thủi bước ra, trong đầu thầm trách sếp cũng chẳng chịu nghe lắng nghe mình.
Cậu ấy đã không biết làm gì khi bị chê một cách tốt nhất. Còn những người thông minh, biết mình cần phải làm gì khi bị chê, sẽ nhìn thấy rõ cảm xúc và thông tin trong lời chê của vị sếp.
Về mặt cảm xúc, rõ ràng là sếp cũng đang chán nản vì khi bài thuyết trình của nhân viên không tốt khiến khách hàng quay lưng với sản phẩm, làm giảm doanh số, sếp cũng phải chịu hậu quả. Thứ sếp cần nhất lúc này không chỉ là sự hối lỗi của nhân viên, còn là sự đồng cảm sẻ chia về gánh nặng.
Bên cạnh đó, khi người ta có thể chê được ai đó, thì chắc chắn trong đầu họ có một ý tưởng nào đó tốt hơn mà người bị chê có thể cải thiện được. Do không biết làm gì khi bị chê là tốt nhất, nên cậu nhân viên trẻ vừa tạo ra mâu thuẫn với sếp, lại vừa mất đi cơ hội để cải thiện.
Lợi ích khi biết phải làm gì khi bị chê
Giả sử cậu nhân viên ấy đã được đọc Blog Làm gì khi bị chê là tốt nhất này trước đó, có thể mọi thứ đã khác.
“Bài trình bày sản phẩm của em chán quá!” Sếp nói, rồi thở dài.
“Dạ, em biết điều đó, và em cũng rất buồn ạ,” Nhân viên đáp. Rồi khi để ý thấy sếp gật đầu, điều này có nghĩa là cả sếp và cậu đã có sự đồng điệu về mặt cảm xúc, cậu mới nói tiếp. “Chắc là sếp đã quan sát được em làm chán như thế nào rồi, vậy điều gì mà em làm chán nhất hả sếp?”
Sếp ngẫm nghĩ rồi nói, “Phần mở đầu của em không ấn tượng, đầu không xuôi thì đuôi đâu có lọt? Ngày xưa sếp cũng thế…”
Rồi vị sếp bắt đầu chia sẻ, và cuối buổi họp đó cậu nhân viên không chỉ nhận được ra rất nhiều bài học quý giá, mà người sếp cũng cảm thấy hài lòng vì có một cậu nhân viên rất biết lắng nghe và ham học hỏi, sếp tin rằng cậu này sẽ tiến xa!
Bạn thấy đấy, ở bước đẽo gạch này nếu bạn làm tốt thì không chỉ người chê cảm thấy phê, mà người bị chê cũng giảm bớt thiệt hại. Vậy làm gì khi bị chê là tốt nhất?

Bí quyết đẽo gạch khi bị chê
Đầu tiên là bạn vẫn luôn phải bình tĩnh để đón nhận lời chê, phải nhận đá thì mới có đá để đẽo gạch chứ? Hãy cứ bình tĩnh lắng nghe lời chê bai đó. Lời chê suy cho cùng cũng là một lời nói, khi nói thì ai mà chẳng muốn mình được lắng nghe?
Thông thường khi nhận lời chê, người ta sẽ phản ứng bằng cách im lặng, giấu bực tức trong lòng hoặc cãi lại, giải thích dài dòng, đổ lỗi cho ngoại cảnh… Đó là phản ứng, đó là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng. Người thông minh sẽ bình thản phản hồi, hãy nhận diện rõ ràng cảm xúc của người chê và đồng điệu với họ.
“Anh biết em đang không hài lòng với anh. Anh cũng không hài lòng về chính bản thân mình.” hoặc “Tôi biết anh cảm thấy buồn. Tôi cũng cảm thấy buồn vì kết quả đó.”
Khi bạn tạo ra được sự đồng cảm như thế, là bạn đã đẽo đi phần sắc nhọn của viên gạch ném về mình, lúc này người ta sẽ dễ dàng chia sẻ những thông tin hữu ích ẩn bên dưới lời chê bai để giúp bạn thành công.
Làm gì khi bị chê là tốt nhất – Bước #3
Xây nhà: Đào mỏ thông tin
Khi một ai đó tung ra lời chê bai bạn, hãy nhớ rằng lúc đó họ cũng không hề dễ chịu chút nào. Nếu bạn phản ứng bằng cách tỏ ra thái độ, thậm chí cãi lại thì sẽ càng làm họ khó chịu hơn, mọi chuyện sẽ chẳng đi tới đâu cả.
Do vậy, hãy nhớ áp dụng bước 2, để đẽo đi phần cảm xúc khó chịu đó. Rồi sau đó, phần não lí trí của họ mới làm việc, mới có thể đưa cho bạn những thông tin hữu ích nhất để cải thiện tình hình. Lúc này, bạn có thể áp dụng các mẫu câu tương tự dưới đây để đào mỏ các thông tin quý giá ấy.
“Em cũng thấy là bài của mình chán thật. Vậy chị có thể chỉ ra cho em thứ chán nhất để cải thiện được không?”
“Tôi thấy mình đúng là dở thật. Bạn có thể chỉ rõ giúp tôi mình đã làm dở nhất chỗ nào được không?”
“Đúng như anh nói. Em có nhiều thứ cần cải thiện. Vậy thứ mà anh nghĩ cần cải thiện nhất là gì?”
Nếu thời gian có hạn, hãy luôn tập trung vào những cái NHẤT. Ai đó chê bạn xấu, hãy hỏi họ cái gì xấu nhất. Ai đó chê bạn dở, hãy hỏi họ cái gì dở nhất. Còn thời gian, thì hẵng hỏi thêm, “Còn gì nữa không?” và bạn sẽ biến họ thành đồng minh! (hoặc lần tới, họ sẽ ko dám chê bạn… vì bạn quá ham học hỏi ^^!)
Nhận đá – Đẽo gạch – Xây nhà!
Vậy là bạn nắm được ba bước Nhận đá – Đẽo gạch – Xây nhà để biết mình cần làm gì khi bị chê là khôn khéo nhất rồi. Đơn giản lắm, hãy tổng kết lại nhé…
Lần tới khi ai đó chê (hoặc chuẩn bị chê) bạn, hãy chuẩn bị tinh thần, hãy hình dung đó là những viên đá ném tới, bạn sẽ dùng chúng để xây nhà, rồi mỉm cười và bình thản đón nhận.
Khi nhận chúng rồi, hãy nhận diện rõ ràng cảm xúc đi kèm lời chê đó, và đẽo nó đi. Hãy thể hiện sự đồng tình, sự đồng cảm với cảm xúc của người nói (mặc dù có thể lỗi không hoàn toàn ở bạn, việc đó để hạ hồi phân giải sau).
Cuối cùng, khi đá đã đẽo xong, bạn hãy xây nhà bằng cách đào mỏ những thông tin quý giá, những ý tưởng để mình có thể cải thiện và rút kinh nghiệm cho lần tới. Chúc bạn thành công!

Mong tin tốt lành!
Fususu – Nguyễn Chu Nam Phương
(Đã ký lên màn hình từ một bãi biển xinh đẹp, ngày )
Tái bút. Nếu thấy hay, hãy "tài trợ cảm hứng" cho Fususu tiếp tục sáng tạo bằng một thử thách nho nhỏ: Hãy Google từ khóa làm gì khi bị chê hoặc làm gì khi bị chê fususu, tìm bằng được Blog này, bấm vào đó quay lại đây để comment vị trí. Cảm ơn bạn lắm lắm!

Nói chung trong cuộc sống, bạn khó mà tránh giao tiếp thuyết trình, thậm chí sẽ có những lúc bạn bị “ép” phải nói trước đám đông. Do thường không có sự chuẩn bị tốt, hầu hết mọi người không chỉ đánh mất cơ hội, mà còn ngày càng tự ti.
Nếu một người đàn ông hướng nội, gọi tắt là ông nội như tôi, từng kể chuyện cười mà mọi người im lặng lắng nghe, sau đó có cả ngàn giờ thuyết trình, được công nhận World Class Speaking Coach bởi nhà vô địch diễn thuyết thế giới, thì bạn cũng có thể!
Phương pháp đã sai, thất bại còn dài. Tất cả những gì bạn cần chỉ phương pháp đúng đắn để tự tin hơn, tiến nhanh hơn tới mục tiêu mà thôi. Hãy để đường dài 10 năm Fususu trở thành đường tắt của bạn!

ĐỌC THỬ EBOOK » | XEM SÁCH GIẤY » |
67 thoughts on “Làm gì khi bị chê, là khôn khéo nhất quả đất?”
Wow, đã có (67) Awesome Comments!
Dạ. Em cảm ơn Anh ạ! Thật ra e làm chủ cảm xúc ko tốt lắm ạ. Em ko hay nói xấu, chê bai hay cáu gắt khi người ta nhờ giúp đỡ những kiến thức hay việc làm đơn giản. Nhưng em hay có cảm xúc buồn bã, tổn thương rất lâu khi bị chê bai. Lúc em đi dạy ở trung tâm tiếng Anh, ko may cuối khóa rớt 3hv, và giám đốc trung tâm đã phê bình em trước mặt gv khác và quản lí trong cuộc họp, tầm 2 người vì là tt đang phát triển. Em đã rất buồn và ko hiểu sao, hình như e thấy “nhục”, em thấy người ta cười với e giống nụ cười khinh bỉ vậy ạ. Mỗi lần bị chê bình hay bị chê bai e thường ko dám nhìn người khác, hình như e bị xấu hổ ạ. Và điều đó kéo dài nhiều ngày hơn tuần hơn tháng. Nó ảnh hưởng tới cuộc sống của e rất nhiều ạ. Em phải làm sao ạ?
Cảm xúc giống như cơn lũ, mình phải dựng đê từ trước chứ không thể chờ lũ lên mới dựng đê được em. Em đọc bài này và thực hành mỗi ngày nhé https://fususu.com/lam-chu-cam-xuc/
Dạ! em có 1 nỗi sợ rất lớn ạ? Mỗi lần bị chê như nấu dở ( Chị gái em có thái độ rất khó chịu kiểu: Trời ơi! Nấu cá đâu phải thế này, phải đổ đầy nước vào kho cá mới ngọt nước, giọng quát với cáu gắt) em rất buồn và cảm thấy bực bội ạ, em nghĩ ai cũng có điểm yếu. Nhiều điểm yếu của Chị, ví dụ Chị là GV mầm non ko biết vẽ, cứ nhờ em vẽ và làm giùm đồ dạy học e đâu cáu đâu, sao với điểm yếu của em mọi người chê bai ghê quá vậy?. A có thể giúp e giải quyết ntn với cảm xúc tồi tệ của e ạ?
Thực ra những người hay cáu gắt với người khác mới là những người đáng thương em ạ. Họ không làm chủ được cảm xúc của mình, và bị cơn giận “xơi tái”. Do đó, em hãy cứ vui lên nhé, vì em làm chủ cảm xúc rất tốt. Và thay vì buồn cho họ, hãy thương cho họ, những con người khốn khổ. Và trong những tình huống đó, hãy thử tỏ ra hài hước một chút em ạ. Vd. “Ô, thế à, em tưởng con cá nó thích được nấu như thế =))”
Em có một người chị họ bằng tuổi,chị ấy rất hay ghen tị,đố kị với những thứ mà em có,vì là chị em nên em cũng chơi với chị như bình thường.Nhưng có một điều là chị chả tôn trọng em tí nào.Có lần em mua một bộ bút,chị chưa dùng mà chị phán câu:” bút này khó viết,có cho chị cũng k nhận”
Rồi sau đó một thời gian ngắn,chị lại ngó lời xin xỏ em
Em nên cư xử thế nào trong trường hợp này ạ ??
Lần tới chị đó ngỏ lời xin hỏi, em hãy cứ chân thành chia sẻ cảm xúc của em về lần trước thôi, và hỏi lý do tại sao chị lại cư xử như vậy khiến em không hài lòng, và lần này em có quyền từ chối phụ thuộc vào thái độ của chị ấy. Đôi khi hãy cứ chân thành, và mọi việc sẽ ổn, và nếu có 1 mối quan hệ khiến em không thoải mái, thì sao lại phải níu giữ nó cơ chứ?
Dạ e là người theo nhận xét của mọi người có tính trẻ con,hay nói ,ngây thơ ạ.Nhưng nhiều lúc e không hiểu sao 1 số người cứ bảo mình là dở ,hấp này kia.Điều này làm e rất khó hiểu và không biết rằng mình làm gì sai và lên thay đổi những gì để bớt ngu ngơ trong mắt người khác ạ
Cám ơn em đã chia sẻ nhé. Đã bao giờ em hỏi tại sao họ nghĩ thế chưa?
Lúc đó em sẽ biết chính xác mình cần thay đổi những gì.
Bài viết hay và hữu ích ạ. Em cũng vừa trải qua 1 tình huống tương tự như trong câu chuyện anh chia sẻ. Thực sự là em đã nóng giận và kết quả thì không đi tới đâu. Mình không thể giải quyết vấn đề mà lại còn mang thêm ấn tượng xấu. Đúng là việc nhận gạch đá và đẽo gạch không hề dễ dàng chút nào.
Cám ơn em đã chia sẻ nhé. Trong mọi hoàn cảnh thì việc làm chủ phản ứng rất quan trọng, em có thể đọc thêm bài này nha https://fususu.com/lam-chu-cam-xuc
CÁM ƠN BẠN NHIỀU. THÂN CHÀO
ngừi ta nói:Nói nhiều thì bị ngừi ta ghét còn ko nói thì ko đc
Em đã làm lớp trưởng tận 7 năm nhưng cho đến năm thứ 8 thì em ko còn đc mọi ngừi bầu chọ cho nữa vì em ghắt, hay hành các bn ấy trong khi em ko muốn
Ko nói thì lớp bị trừ điểm thi đua mà nói thì bị các bn ghét, nói xấu sau lưng
Em phải làm sao đây ạ ! Em mệt mỏi lắm rùi.
Hãy bình tâm em nhé. Quy luật tự nhiên là khi em thực hiện đúng trách nhiệm, nói những lời vì một mục đích tốt đẹp, thì cho dù người ta có phản ứng thế nào, thì em vẫn sẽ là người được lợi lạc.
Vì sao?
Vì em rèn luyện được giá trị chính trực, em rèn luyện được đức tính tốt.
Còn những người kia, họ đâu có theo em cả cuộc đời? Họ chỉ là những thử thách để giúp em rèn luyện tinh thần mà thôi. Rồi họ cũng sẽ qua, nhưng những gì em nuối tiếc vì đã không làm theo con tim của mình, thì sẽ còn mãi.