cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng như nhà vô địch
small_logo 5828 views
5
(6)

3 Cách Kết Thúc Bài Thuyết Trình Ấn Tượng Từ Nhà Vô Địch...

Trước khi khám phá 3 cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng từ các nhà vô địch diễn thuyết thế giới, bạn hãy thử xem cách kết thúc bài nói như thế này có quen không nhé.

“Vâng, cảm ơn các bạn đã lắng nghe,” vị diễn giả nói. “Các bạn có câu hỏi nào không?”

Và rồi khán giả giơ tay hỏi, hỏi, hỏi; diễn giả đáp, đáp, đáp; cho tới khi hết giờ, mọi người vỗ tay ra về. Trong đầu họ lúc này có thể còn những câu hỏi khác, hoặc ấm ức vì câu hỏi của mình đã không được giải đáp thỏa đáng.

10s 00:00 / 00:00
x1
Lưu ý: Nên dùng trình duyệt Chrome. Để xem Fullscreen, hãy Play Clip 5 giây, chọn .

Gợi ý: Bạn có thể bật phụ đề, chọn auto-translate các Clip này sang tiếng Việt nếu cần.

Cách kết thúc bài thuyết trình sai lầm nhất: Kết thúc bằng Hỏi & Đáp

Nếu xem Clip chia sẻ cách làm chủ phần hỏi đáp bên trên của Craig Valentine, nhà vô địch diễn thuyết thế giới 1999, bạn sẽ nghe thấy ông nói rằng: Đừng bao giờ kết thúc bài nói của bạn bằng phần hỏi đáp. Tại sao?

Thứ nhất, phần hỏi đáp thường là phần khó kiểm soát nhất, và nếu bạn đặt nó ở cuối cùng mà mọi thứ diễn ra không như ý, bạn sẽ khó lòng mà có thêm thời gian để “chữa cháy”.

Thứ hai, trong bất cứ sự kiện nào, người ta thường nhớ nhất những gì xảy ra đầu tiên và những gì xảy ra cuối cùng. Thử tưởng tượng lúc cuối phần hỏi đáp của bạn mà có ai hỏi hoặc nói gì đó xàm xàm, thì điều đọng lại trong tâm trí khán giả sẽ là gì?

Do đó nếu bạn muốn thực hiện phần hỏi đáp, thì hãy thực hiện nó trước khi bạn kết thúc bài nói chuyện bằng một cách đơn giản như sau:

“Trước khi sang phần tổng kết, tôi sẽ dành ra 15 phút để hỏi đáp. Bạn có câu hỏi nào?”

Khi bạn làm vậy, khán giả sẽ hiểu rằng tới đó chưa phải là hết, và họ cũng biết rằng phần hỏi đáp này có giới hạn thời gian nên phải tranh thủ hỏi ngay. Rồi sau khi hỏi đáp xong, bạn có thể áp dụng 3 cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng sau đây.

10s 00:00 / 00:00
x1
Lưu ý: Nên dùng trình duyệt Chrome. Để xem Fullscreen, hãy Play Clip 5 giây, chọn .

Cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng #1 – Nhắc lại thông điệp sâu sắc

Nếu xem hiểu bài nói “I see something…” của nhà vô địch diễn thuyết thế giới 2014, Dananjaya Hettiarachchi, bạn sẽ thấy ông kể khá nhiều câu chuyện, nhưng sau mỗi câu chuyện thì thông điệp “I see something…” lại được khắc sâu hơn.

Sau đó tới lúc cuối, cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng của ông đơn giản là nhắc lại thông điệp I see something… một lần nữa, theo cách khác hơn, ấn tượng hơn.

Nếu như các câu chuyện trước đó ông kể, thì I see something in you đều hướng tới một nhân vật trong truyện, thì lúc kết thúc bài nói ông đã hướng tới khán giả và nói “I see something in you…”

Bạn cũng có thể làm điều tương tự với bài nói sắp tới của mình. Trước khi soạn bài nói, bạn hãy trả lời câu hỏi: “Thông điệp quan trọng nhất mà tôi muốn khán giả ghi nhớ là gì?”

Sau đó trong quá trình nói, bạn sử dụng các ví dụ, các câu chuyện khác nhau để minh họa thông điệp đó. Lúc này, cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng của bạn rất đơn giản: Nhắc lại nó một lần nữa, theo một cách khác hơn, ấn tượng hơn.

Làm như vậy, chắc chắn khán giả sẽ đứng dậy và vỗ tay rào rào!

10s 00:00 / 00:00
x1
Lưu ý: Nên dùng trình duyệt Chrome. Để xem Fullscreen, hãy Play Clip 5 giây, chọn .

Cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng #2 – Gợi ý hành động mạnh mẽ

Nếu xem hiểu bài nói “Changed by a Tire” bên trên, bạn sẽ thấy Presiyan Vasilev làm khác với nhà vô địch 2014, ông chỉ kể một câu chuyện duy nhất, nhưng qua từng khoảnh khắc thông điệp “Reach Out” ngày càng được nhấn mạnh hơn.

Lúc tới cuối, cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng của ông đơn giản chỉ là nhắc lại thông điệp kèm thêm gợi ý hành động mạnh mẽ, cùng với sự hài hước di dỏm:

“Nếu bạn cần luyện giọng, hãy Reach out một ca sĩ.
Nếu bạn cần viết tốt hơn, hãy Reach out tới một tác giả.
Nếu bạn cần… nâng lốp xe tốt hơn, hãy Reach out tới tôi.
Tôi sẽ cho bạn số của Jessi (bậc thầy nâng lốp trong câu chuyện.”

Để áp dụng cách nói này, sau khi bạn đã có thông điệp xuyên suốt, bạn cần phải đi tiếp một bước xa hơn mà các nhà vô địch thường làm. Bạn cần trả lời câu hỏi, “Để khán giả áp dụng thông điệp đó, họ sẽ phải hành động thế nào?”

Khi bạn đưa ra một gợi ý hành động mà khán giả thực hiện thường xuyên thành thói quen, thì kể cả nhiều năm trôi qua nhưng bài thuyết trình của bạn sẽ tiếp tục sống mãi trong lòng khán giả.

Đó mới thực sự là cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng!

cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng như nhà vô địch

Cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng #3 – Kết thúc bằng câu chuyện cảm hứng

Mỗi bài nói vô địch thế giới của Toastmasters đều giới hạn thời gian 6-8 phút, nên toàn bộ bài nói đã là câu chuyện cảm hứng rồi, cho nên bạn chỉ có thể tìm thấy cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng này trong các bài nói dài hơn của họ.

Tôi ít khi thức khuya, song nếu thức cùng tôi tới 1 giờ đêm ngày 7/11/2020, bạn sẽ được tham gia một buổi Zoom 75 phút của Craig Valentine, nhà vô địch thuyết trình thế giới 1999, chia sẻ 5 cách làm cho buổi Zoom của bạn ấn tượng hơn.

Sau phần hỏi đáp, Craig đã tổng kết các bí quyết, rồi áp dụng cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng với một câu chuyện cảm hứng. Một câu chuyện đơn giản thôi mà tôi nhớ mãi tới tận bây giờ.

Craig kể rằng cách đây nhiều năm trước khi trở thành nhà vô địch, khởi đầu của ông rất khiêm tốn, chính xác hơn là “chân chạy việc”, chuyên bê ghế trong hội thảo của công ty. Mỗi lần bê ghế, ông rất vui vẻ vì ông luôn nghĩ rằng:

“Today I move the chair. Tomorrow, I move the audience.” 
(Tạm dịch: Ngày Hôm nay tôi lay động những chiếc ghế, để sau này tôi sẽ lay động con tim khán giả.”)

Nếu trong buổi Zoom đó cùng tôi, bạn sẽ thấy hàng trăm người gật gù tâm đắc sau khi nghe câu chuyện ấy. Tin vui là bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng này với công thức kể chuyện cảm hứng đơn giản sau đây.

Trước đây…
Bạn chia sẻ thành thật về khởi đầu của bạn, khó khăn, gian nan vất vả ra sao.

Sau đấy…
Bạn chia sẻ thành thật các thành tựu của bạn hiện tại, càng khác biệt với trước đây càng tốt.

Sau đó bạn kết thúc bằng thông điệp tương tự: Tôi làm được, bạn cũng sẽ làm được!

Nếu bạn để ý thì trên Blog này Fususu áp dụng công thức này khá nhiều. Bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan ở phía dưới, đặc biệt là bài viết này và thử xem bạn có nhìn ra công thức “Trước đây, sau đấy” này không nhé!



Mong tin tốt lành!

Fususu – Nguyễn Chu Nam Phương
(Đã ký lên màn hình từ một bãi biển xinh đẹp, ngày )

Bạn cảm thấy sao?

5 / 5. Bình chọn: 6

Hãy là người đầu tiên

Share vui sẻ sướng...

Thật ư?

Thế giới cần những người như bạn!

Làm sao để bài viết này hay hơn?

Tái bút. Nếu thấy hay, hãy "tài trợ cảm hứng" cho Fususu tiếp tục sáng tạo bằng một thử thách nho nhỏ: Hãy Google từ khóa cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng hoặc cách kết thúc bài thuyết trình ấn tượng fususu, tìm bằng được Blog này, bấm vào đó quay lại đây để comment vị trí. Cảm ơn bạn lắm lắm!

4 thoughts on “3 Cách Kết Thúc Bài Thuyết Trình Ấn Tượng Từ Nhà Vô Địch


Wow, đã có (4) Awesome Comments!




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *