small_logo 935 views
5
(4)

“Lời nguyền kiến thức” gây hại cho bạn thế nào?...

Đã bao giờ bạn cố gắng giải thích một điều gì đó, nhưng cảm giác người nghe mãi không hiểu chưa?

Bạn có thể đổ lỗi tại người nghe, nhưng thật ra, bạn có thể đang bị “nguyền rủa” bởi “lời nguyền kiến thức” (Curse of Knowledge) đấy. Hãy tưởng tượng, bạn trực tiếp giải thích họ còn không hiểu, thì điều gì sẽ xảy ra khi bạn viết sách?

Kiến thức là một con dao sắc nhọn có thể giúp bạn cắt đứt hàng rào của thiếu hiểu biết để đạt thành tựu tuyệt vời, nhưng cũng có thể cắt đứt các mối liên hệ giữa bạn và độc giả, nếu không được sử dụng đúng cách. Hôm nay, hãy cùng Fususu khám phá lời nguyền của kiến thức và cách hóa giải nhé!

hãy cùng Fususu khám phá lời nguyền của kiến thức và cách hóa giải nhé!

Lời nguyền kiến thức là gì?

Theo Steven Pinker, tiến sĩ ĐH Harvard, tác giả cuốn sách “The Sense of Style”, thì lời nguyền của kiến thức là sai lầm tư duy cơ bản nhất cản trở việc giao tiếp rõ ràng. Nó có hiểu đơn giản là một khi bạn đã biết rất rõ điều gì đó, thì thường rất khó để biết cảm giác không biết nó như thế nào.

Nói cách khác, đây là một hiện tượng tâm lý khiến một người sở hữu nhiều kiến thức chuyên môn, khó có thể hiểu được quan điểm của những người mới tiếp cận chủ đề ấy. Từ đó dẫn tới khó khăn trong giao tiếp, giảng dạy, dự đoán hành vi, và đặc biệt là viết sách.

Hiểu về lời nguyền kiến thức qua một số ví dụ

Một giáo sư toán học có thể gặp khó khăn khi giảng bài cho học sinh mới bắt đầu học toán, vì ông ta cho rằng những điều cơ bản và rõ ràng với mình cũng đã rõ ràng với học sinh.

Một hacker kỳ cựu có thể không truyền đạt được ý tưởng của mình cho những người mới vào nghề, vì anh ta liên tục sử dụng các thuật ngữ chuyên môn hoặc giả định rằng người nghe đã biết những gì mình biết.

Một nhà vô địch cờ vua có thể bị bất ngờ bởi nước đi của một đứa trẻ mới tập chơi, vì anh ta cho rằng đối phương cũng có thể sẽ suy nghĩ và quyết định như mình trước đây.

Hiểu về lời nguyền kiến thức qua một số ví dụ

Top 5 tác hại của lời nguyền kiến thức tới sách của bạn

Hiểu đơn giản, lời nguyền kiến thức là khái niệm mô tả sự khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức của một người có chuyên môn cao cho những người không có. Nếu “dính” phải lời nguyền này, các cuốn sách viết ra sẽ có thể gặp phải những vấn đề sau.

1) Đón nhận đánh giá thấp 

Cũng giống như thi hoa hậu, nhiều người không thể hiểu nổi tại sao ban giám khảo lại chọn người đó làm hoa hậu. Tương tự, sách của bạn có thể được giới chuyên môn đánh giá cao, nhưng lại bị đánh giá thấp bởi phần đông độc giả, những người bạn đang muốn giúp họ nhất.

2) Hạn chế khả năng sáng tạo

Khi bạn đã quá quen với một thứ gì đó, bộ não sẽ luôn có xu hướng đi theo lối mòn. Việc vượt ra khỏi vùng an toàn, chấp nhận những ý tưởng mới, hay đưa ra những lời giải thích sinh động dễ hiểu cho độc giả sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. 

3) Phức tạp hóa vấn đề

Lời nguyền kiến thức thường khiến tác giả nghĩ rằng ý tưởng của họ phức tạp hơn thực tế, dẫn đến sử dụng các biệt ngữ khiến người đọc “đau đầu” và chỉ muốn gấp sách lại sau những trang đầu tiên.

Chắc chắn bạn không muốn sách mình khiến người đọc cảm thấy như đang đọc một cuốn từ điển hoặc giáo trình dành cho giáo sư như vậy đâu.

4) Thiếu sự đồng cảm với người đọc

Lời nguyền kiến thức có thể khiến cho việc đọc sách của bạn giống như đi du lịch Sao Hỏa, mà không rõ lý do tại sao phải lên đó. 

Đây cũng là một tác hại tinh tế của lời nguyền kiến thức, nó khiến chúng ta đã quên đi cảm giác trước khi mình biết được những thứ mình biết, nên mất đi sự đồng điệu với những độc giả tiềm năng.

5) Không giúp người đọc tạo ra kết quả

Fususu hay nói với học viên viết sách của mình rằng: Lý thuyết càng khô khan, độc giả càng khát nước. Lời nguyền kiến thức có thể hạn chế bạn đưa ra những ví dụ sinh động, thực tiễn, thay vào đó là những lý thuyết cao siêu, hoặc hô hào sáo rỗng. 

Đừng để lời nguyền kiến thức khiến bạn xuất bản một cuốn sách, và rồi sau đó phải hì hục viết tiếp cuốn khác để giải thích cho sự khó hiểu của cuốn đầu tiên. Vì một khi độc giả đã cảm thấy cuốn đầu khó hiểu, họ đâu có lý do gì để mua cuốn tiếp theo?

Top 5 cách hóa giải lời nguyền kiến thức

Top 5 cách hóa giải lời nguyền kiến thức

Tất nhiên, nếu bạn chỉ muốn sách của mình được đọc bởi một số ít chuyên gia, thì bạn hãy cứ sống với lời nguyền này. Còn nếu bạn muốn sách của mình tiếp cận với nhiều người hơn, thì hãy rèn luyện và áp dụng 5 tư duy dưới đây càng sớm càng tốt, để bảo vệ mình, hoặc hóa giải lời nguyền ngay khi mới bén rễ.

1) Hãy luôn đặt mình vào vị trí độc giả

Nếu muốn nhiều độc giả hưởng ứng, hãy nhớ rằng họ không phải lúc nào cũng là những chuyên gia, mà kể cả là chuyên gia thì chưa chắc họ đã hiểu tường tận như bạn (nên họ mới mua sách). Vì vậy, hãy đặt mình vào vị trí của độc giả và giải thích những khái niệm chuyên ngành càng đơn giản càng tốt.

Ví dụ, khi viết sách tâm lý, hãy nhớ rằng không phải ai quen thuộc với các khái niệm như nhận thức, tri giác… Hãy đảm bảo bạn giải thích chúng càng sớm càng tốt với ẩn dụ sinh động như căn phòng trí nhớ (trích sách Numagician), trước khi “oanh tạc” họ trong suốt cuốn sách.

2) Lắng nghe từ người không có chuyên môn

Ví dụ, nếu bạn viết sách về lịch sử của máy tính, bạn có thể thử cho một vài người không quen thuộc với máy tính đọc qua và cho biết ý kiến. Bạn nên chú ý đến những điểm mà họ hiểu được hoặc không hiểu được, những điểm mà họ quan tâm hoặc không quan tâm.

Áp dụng phương pháp này, bạn sẽ biến những chiếc “bánh vẽ” kiến thức của bạn, trở thành “bánh ngọt” dễ tiêu hóa, để những người không có chuyên môn cũng cảm thấy hấp dẫn, còn người có chuyên môn cũng đánh giá rất cao khả năng truyền đạt dễ hiểu của bạn.

3) Bắt đầu từ những thứ dễ hiểu nhất

Nếu viết sách cho giáo sư hay những người có chuyên môn, bạn có thể đưa ra khái niệm phức tạp để thách thức họ, và giải thích sau đó. Còn viết sách cho đại chúng, bạn nên làm ngược lại. 

Như việc dạy toán cho học sinh tiểu học, bạn không bắt đầu từ việc giải phương trình bậc hai hay tính đạo hàm, mà bạn sẽ bắt đầu từ những con số đơn giản như 1, 2, 3, và cách tính tổng hai số. Bằng cách đó, chúng sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức và trở thành những nhà toán học vĩ đại trong tương lai.

Thay vì chỉ viết 1 cuốn sách to bự và không phải ai cũng đọc hết, hãy dần dẫn dắt họ đến với thế giới của bạn từ từ, thông qua tập 1, tập 2, tập 3, v.v… và N cuốn sách của bạn sau này. Độc giả không chỉ sướng hơn, mà bạn cũng sẽ giàu hơn vì bán được nhiều sách. 

4) Sử dụng bí mật tam câu

Hãy tưởng tượng bạn đang giải thích khái niệm “chuỗi thực hiện” cho một nhóm học sinh cấp ba. Thay vì nói một cách khô khan rằng “chuỗi thực hiện là một chuỗi các câu lệnh được thực thi theo trình tự nhất định”, bạn có thể mềm hóa ý tưởng bằng câu nói sinh động:

“Chuỗi thực hiện giống như việc đi theo đường chỉ dẫn từ trái sang phải. Nếu bạn đi sai hướng, cũng giống như lệnh bị thực thi sai, bạn sẽ không đến được đích.”

Câu nói sinh động, câu chuyện hấp dẫn, câu hỏi kích thích. Chúng đều là những “lá bùa” tuyệt vời để giúp người đọc hiểu được các khái niệm khó hiểu hoặc mới mẻ. Hãy đảm bảo mỗi khái niệm, ý tưởng trừu tượng của bạn đều được “mềm hóa” bằng bí mật tam câu.

5) Đừng ngại kể lại quá khứ dại khờ

Khi tôi còn trẻ, tôi từng muốn trở thành siêu nhân. Tôi mặc áo đỏ, đeo cái mặt nạ và chạy lung tung trong nhà. Lớn lên, tôi nhận ra rằng không phải ai cũng được sinh ra để trở thành siêu nhân, nên tôi chuyển hướng trở thành một siêu tác giả. Không chỉ viết sách, tôi còn hướng dẫn các tác giả khác viết sách.

Ai mà không từng dại khờ hoặc gặp thất bại? 

Hãy nhớ trước khi thành tác giả, bạn cũng là độc giả. Bạn càng chia sẻ những thất bại trước đây của mình, và rút ra bài học giá trị cho độc giả, thì sự đồng điệu và kết nối càng mạnh mẽ. Họ sẽ muốn đọc hết mọi cuốn sách bạn viết.

Sách cũng là một cuộc trò chuyện với độc giả, và lời nguyền kiến thức có thể khiến nó trở thành một cuộc giao tiếp bằng mật mã. Với ai biết mật mã, việc giao tiếp sẽ diễn ra suôn sẻ và dễ dàng. Ngược lại, thông điệp sẽ trở nên rối ren và không thể hiểu được.

Tóm lại…

Sách cũng là một cuộc trò chuyện với độc giả, và lời nguyền kiến thức có thể khiến nó trở thành một cuộc giao tiếp bằng mật mã. Với ai biết mật mã, việc giao tiếp sẽ diễn ra suôn sẻ và dễ dàng. Ngược lại, thông điệp sẽ trở nên rối ren và không thể hiểu được.

Khi “dính” phải lời nguyền này, các cuốn sách viết ra sẽ thường gặp vấn đề như dù chuyên môn tốt nhưng lại nhận được đánh giá thấp, hạn chế khả năng sáng tạo, giảm tính thực tiễn, gây khó khăn trong việc giải thích, và không thu hút được độc giả.

Để hóa giải, bạn cần đặt mình vào độc giả, tránh dùng quá nhiều thuật ngữ chuyên môn, cố gắng đưa ra ví dụ cụ thể , với giải thích rõ ràng, và không ngại kể lại quá khứ dại khờ hoặc thiếu hiểu biết của mình, trước khi đến được những thành tựu trong hiện tại.

Cuối cùng tặng bạn một điều mà Fususu luôn tâm niệm, cũng là tư duy mà hội tác giả 5 sao luôn giữ trong tim.

“Viết vì độc giả, sẽ thành tác giả. Hãy viết vì cái tôi muốn biết của độc giả, chứ không vì cái tôi muốn viết của bạn.” ~ Fususu



Mong tin tốt lành!

Fususu – Nguyễn Chu Nam Phương
(Đã ký lên màn hình từ một bãi biển xinh đẹp, ngày )

Bạn cảm thấy sao?

5 / 5. Bình chọn: 4

Hãy là người đầu tiên

Share vui sẻ sướng...

Thật ư?

Thế giới cần những người như bạn!

Làm sao để bài viết này hay hơn?

Tái bút. Nếu thấy hay, hãy "tài trợ cảm hứng" cho Fususu tiếp tục sáng tạo bằng một thử thách nho nhỏ: Hãy Google từ khóa lời nguyền kiến thức hoặc lời nguyền kiến thức fususu, tìm bằng được Blog này, bấm vào đó quay lại đây để comment vị trí. Cảm ơn bạn lắm lắm!

2 thoughts on ““Lời nguyền kiến thức” gây hại cho bạn thế nào?


Wow, đã có (2) Awesome Comments!



  1. E mua sách giấy 21 cách học du kích vài năm trước mà bây giờ ko biết có cải tiến gì mới không

    1. Cám ơn e nhé, sách sắp được tái bản với rất nhiều cải tiến mới nhé. Em có thể để lại email ở trang chủ fususu.com/qua-tang-mien-phi để nhận bản đọc 7 cách học tiếng Anh du kích để thây sự khác biệt nhé.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *